Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Cảnh báo mức độ nguy hiểm của hội chứng suy thận mạn

Hội thận suy thận mạn là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với những diễn biến rất phức tạp. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tử vong.

Bạn đọc quan tâm: Suy thận cấp 3 có nguy hiểm đến tính mạng không

Hội chứng suy thận mạn là gì? 

Hội chứng suy thận mạn là tình trạng mức lọc cầu thận giảm thường xuyên, liên quan đến việc giảm sút về số lượng nephron chức năng. Đây là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mãn tính qua một thời gian dài gây ra nhiều hậu quả khó lường.


Những dấu hiệu thường gặp khi bị suy thận mạn

3.1. Triệu chứng toàn thân:

Nhìn chung, sức khoẻ của bệnh nhân suy thận mãn tính suy sụp, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu kéo dài, tóc thưa dễ rụng, cơ chân tay teo nhẽo, da khô và có thể nhiều vết xước do gãi, mặt mày phờ phạc, vô lực; thờ ơ lạnh nhạt với mọi công việc; tình trạng mệt mỏi kéo dài liên miên nếu không được điều trị.

3.2. Thiếu máu :


Thiếu máu là một triệu chứng lâm sàng rất thường gặp, tuy rằng đây không phải là triệu chứng đặc hiệu. Tình trạng thiếu máu phụ thuộc vào giai đoạn suy thận. Suy thận giai đoạn cuối có tỷ lệ thiếu máu 100%, dù thiếu máu không phải là triệu chứng đặc hiệu. Ở một bệnh nhân bị bệnh thận, xuất hiện triệu chứng thiếu máu thì nguyên nhân thiếu máu đầu tiên là do suy thận mãn tính và nhiều tác giả đã dựa vào dấu hiệu thiếu máu để phân độ suy thận mãn. Thiếu máu kết hợp với tăng huyết áp là hai triệu chứng lâm sàng có giá trị chẩn đoán suy thận. Cơ chế bệnh sinh của thiếu máu là do thiếu erythropoietin, do tủy xương bị ức chế và do đời sống hồng cầu giảm.

Bảng 8. Mối tương quan giữa thiếu máu và giai đoạn suy thận.
Giai đoạnSố lượng HC/mlHST g/lMức độ thiếu máu
I> 3,5 triệu90- 100Nhẹ
II2,5 - 3,170- 90Vừa
III2,0 - 2,560- 70Nặng
IV< 2 triệu< 60
    Thiếu máu sẽ gây nên những triệu chứng mệt mỏi, ù tai, chóng mặt, khả năng tư duy và tập trung kém, hay quên, một trạng thái âm u khó chịu, mất khả năng tình dục, chất lượng cuộc sống giảm sút rõ rệt. Nếu tình trạng thiếu kéo dài gây nên tình trạng khó thở, ngột ngạt, thiếu ôxy mãn tính. Thiếu máu mãn tính dẫn đến tăng lưu lượng tim, tăng gánh nặng cho tim gây suy tim. 

Số lượng tiểu cầu và hoạt động của tiểu cầu giảm là nguy cơ của rối loạn đông máu, xuất huyết do giảm tiểu cầu. Số lượng bạch cầu bình thường nhưng hoạt động của bạch cầu đa nhân trung tính, của đại thực bào và của các tế bào lympho đều giảm là nguy cơ của nhiễm khuẩn trong suy thận mãn tính. 

3.3. Triệu chứng về tim mạch:

      3.3.1. Tăng huyết áp (THA):

     Tăng huyết áp là biến chứng tim mạch hay gặp nhất, chiếm 90 - 95%. Suy thận mãn không có THA là rất hãn hữu. HA tăng cả tối đa lẫn tối thiểu và thường THA kịch phát. Theo nhiều công trình nghiên cứu, trên 80% suy thận mãn tính có tăng huyết áp, trong đó 20% tăng huyết áp kịch phát. 


Tăng huyết áp là biểu hiện thường gặp ở suy thận
Những trường hợp không tăng huyết áp thường gặp trong suy thận do viêm ống kẽ thận mãn tính, rối loạn chức năng tái hấp thu nước và điện giải, đái nhiều mất nước và điện giải. Điều trị THA trong suy thận mãn cực kỳ khó khăn cần phải phối hợp  hai đến ba loại thuốc khác nhóm. 

THA sẽ gây nên nguy cơ suy tim  trái cấp tính; phù nề, xuất huyết đáy mắt. Tổn thương đáy mắt một phần do THA, một phần tổn thương do tăng urê. Đột qụy não do tăng huyết áp thực chất là xuất huyết não gây ổ máu tụ hoặc xuất huyết não thất. Khác với THA do viêm cầu thận mãn tính, trong viêm cầu thận cấp tính, HA cũng có thể rất cao nhưng không bao giờ gây xuất huyết, phù nề võng mạc. THA là một yếu tố nguy cơ của suy thận, thúc đẩy quá trình tiến triển của suy thận. Vì vậy, khi có THA dù ở bất kỳ giai đoạn nào của suy thận cũng phải điều trị tích cực đưa HA trở về < 140/90 mmHg.

 3.3.2. Viêm màng ngoài tim:

      Viêm màng ngoài tim thường gặp ở giai đoạn cuối của suy thận. Viêm màng ngoài tim vô khuẩn do tác động của tăng urê máu. Urê máu được đào thải qua các thanh mạc gây hoạt hoá quá trình viêm. Ngoài ra, viêm màng ngoài tim có thể do nhiễm khuẩn. Tình trạng viêm màng ngoài tim sẽ trầm trọng thêm do sự lắng đọng phức canxi-phosphat ở màng ngoài tim, do sử dụng heparin trong chạy thận nhân tạo. Biểu hiện lâm sàng của viêm màng ngoài tim là tiếng cọ màng tim. 

Trước đây, người ta cho rằng tiếng cọ màng ngoài tim là tiếng kèn đưa ma của bệnh nhân suy thận mãn tính nhưng ngày nay tiên lượng đã thay đổi nhiều. Viêm màng ngoài tim biểu hiện bằng các triệu chứng đau vùng trước tim âm ỉ không thành cơn, có thể kèm theo cảm giác khó thở, ngột ngạt khó chịu. Viêm màng ngoài tim khô hoặc viêm màng ngoài tim xuất tiết dẫn đến tràn dịch màng ngoài tim, tràn máu màng ngoài tim. Tùy theo số lượng dịch màng ngoài tim mà biểu hiện lâm sàng khác nhau, mức độ chèn ép tim khác nhau, dầu sao vẫn phải đề phòng chèn ép tim cấp tính gây khó thở dữ dội, tim to, tĩnh mạch cổ nổi, tăng áp lực tĩnh mạch, có thể tử vong do trụy mạch.

       3.3.3. Suy tim: 

      Suy tim thường gặp trong hội chứng tăng urê máu mãn tính. Nguyên nhân và bệnh sinh của suy tim do tác động của các yếu tố sau:
      + Do rối loạn chuyển hoá:
     Tăng urê máu gây rối loạn chuyển hoá trong tế bào cơ tim, sự thiếu hụt năng lượng, tình trạng ứ nước nội bào, sự ứ trệ các sản phẩm của chuyển hoá dẫn đến giảm khả năng co bóp của cơ tim.
     + Do tăng huyết áp:
    Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân quan trọng của suy tim, thời gian đầu có phì dày đồng tâm  thất trái, cơ tim càng dày thì khả năng tưới máu càng kém, trương lực cơ tim, sức co bóp của cơ tim giảm dần, tim giãn to; tim mất khả năng cung cấp máu theo nhu cầu của cơ thể. Tăng HA kịch phát có thể dẫn đến hen tim-phù phổi, đe doạ tính mạng bệnh nhân và là một cấp cứu thường gặp ở bệnh nhân suy thận mãn tính.
    + Do thiếu máu:
    Thiếu máu trong suy thận mãn tính dẫn đến thiếu oxy do giảm huyết sắc tố, tim tăng cường hoạt động để đảm bảo nhu cầu ôxy cho cơ thể. Quá trình hoạt động bù trừ do tình trạng thiếu ôxy sẽ làm tăng tần số tim, tăng cung lượng tim, tăng khối lượng máu lưu hành. Sự hoạt động quá tải dẫn đến suy yếu cơ tim.      
      + Do viêm màng ngoài tim:  
      Viêm màng ngoài tim hạn chế độ giãn nở của tim, ứ máu ngoại vi, giảm khối lượng máu tâm trương, giảm cung lượng tim. 
      + Ngoài ra, suy tim còn do tăng lưu lượng tuần hoàn, do ứ muối. Hậu quả của suy tim là giảm trương lực, giảm khả năng co bóp, giảm cung lượng tim. 
      + Biểu hiện lâm sàng của suy tim ứ huyết (bệnh lý cơ tim thể giãn) với các triệu chứng: khó thở khi gắng sức, khó thở kịch phát về đêm. Khó thở ngày một tăng dần tùy theo mức độ suy tim, có thể suy tim cấp tính dẫn đến phù phổi cấp tính, bệnh nhân khó thở hết sức giữ dội, tím tái, toát mồ hôi, ho khạc ra bọt màu hồng. 
      3.3.4. Rối loạn nhịp:       Nhịp xoang nhanh, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhịp nhanh kịch phát thất nhưng nghiêm trọng nhất ở bệnh nhân suy thận mãn tính là ngừng tim do tăng kali máu. Đây là nguyên nhân của chết đột ngột, đột tử ở bệnh nhân suy thận mãn tính giai đoạn cuối. Không có dấu hiệu đặc trưng cho tăng kali máu, thường xuất hiện các dấu hiệu vu vơ như bứt rứt, khó chịu, kêu rên, vật vã, cáu gắt, khó thở nhẹ. Cần làm điện tim để kiểm tra kali máu. Hình ảnh điện tim của tăng kali máu là: sóng T cao nhọn cân đối, QT ngắn. Kali máu tăng là một cấp cứu nội khoa và cần chạy thận nhân tạo sớm để  ngăn ngừa chết đột ngột do tăng kali máu.

     3.4. Biểu hiện về tiêu hoá:

     Biểu hiện về tiêu hoá của suy thận mãn tính thời gian đầu tản mãn với các triệu chứng chán ăn, cảm giác không đói, sôi bụng. Suy thận mãn tính giai đọan III và IV thì các triệu chứng về tiêu hoá chiếm ưu thế.
     3.4.1. Nôn mửa :     Nôn mửa là triệu chứng nổi bật hàng đầu trong suy thận giai đoạn cuối, lúc đầu chỉ nôn sau khi ăn, sau đó là liên tục triền miên, nôn ra mật xanh mật vàng, nôn khan, không thể nào ăn uống được, bệnh nhân mệt lả, không thuốc nào cầm được nôn. Phương pháp duy nhất để cho bệnh nhân hết nôn là giảm urê máu bằng chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc.
3.4.2. Đi lỏng:       Đi lỏng ngày 5 - 6 lần, đi lỏng như tháo cống kèm theo đau quặn vùng bụng. Đây là phản ứng của hệ thống tiêu hoá trước thực trạng của tăng urê máu, là biện pháp đào thải urê ra khỏi cơ thể. Mặt khác, ruột bị kích thích bởi NH3 được tạo ra do hậu quả phân hủy urê của vi khuẩn đường ruột.
     3.4.3. Viêm loét hệ thống tiêu hoá:     - Viêm niêm mạc miệng, chảy máu chân răng, loét mép không há được miệng; môi khô, nứt môi rớm máu
     - Viêm tuyến nước bọt: hai tuyến nước bọt  mang tai sưng to.
     - Viêm loét thực quản gây cảm giác nóng rát và đau sau xương ức, nuốt vướng nghẹn. Những tổn thương ở đường tiêu hoá trên sẽ gây nên một cảm giác khó chịu ở vùng miệng,  ăn uống rất khó  khăn, thậm  chí không thể ăn được, không thể uống được.     
     - Viêm niêm mạc dạ dày-ruột: đau bụng, đau lâm râm ở vùng thượng vị không có chu kỳ rõ rệt, bệnh nhân kêu ca suốt ngày, hay đầy bụng, chướng hơi. Một số ít trường hợp xuất hiện cơn đau bụng cấp tính.
     -  Tăng tiết dịch  tiêu hoá:     
     . Tăng tiết dịch dạ dày-ruột.
     . Tăng tiết dịch tụy, dịch mật.
            . Tăng amylase máu. 
            . Tăng gastrin gây tổn thương ống tiêu hoá giống như hội chứng Zollinger-Ellison.
3.4.4. Xuất huyết tiêu hoá:       Xuất huyết đường tiêu hoá là một biến chứng hết sức nguy hiểm. Biểu hiện lâm sàng của xuất huyết tiêu hoá là nôn ra máu, ỉa phân đen và khắm; thiếu máu trầm trọng xuất hiện đột ngột; bệnh nhân đi vào hôn mê do tăng urê máu, do nhiễm  toan.

3.5. Triệu chứng hô hấp:

      + Viêm màng phổi với biểu hiện đau ngực và có tiếng cọ màng phổi (viêm màng phổi khô). Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm màng phổi xuất tiết gây tràn dịch màng phổi, tràn máu màng phổi. Biểu hiện lâm sàng của tràn dịch màng phổi với các triệu chứng: khó thở, đau ngực và hội chứng 3 giảm ở nền phổi và thường là nền phổi phải.
     + Viêm  xuất tiết các phế nang: 
     Viêm xuất tiết phế nang dẫn đến tình trạng phù phổi cấp không có rối loạn huyết động, không liên quan đến tăng áp lực động mạch phổi, không có dấu hiệu suy tim và cũng là nguyên nhân tử vong của suy thận mãn tính.
      + Tình trạng bội nhiễm ở phổi: 
      Phổi là cửa ngõ quan trọng của cơ thể với môi trường xung quanh. Với một cơ địa kém, sức đề kháng suy giảm, hệ thống bảo vệ dọc theo khí-phế quản giảm hoạt động, đó là những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn đường hô hấp hoạt động gây viêm phế quản hoặc viêm phổi, áp xe phổi ổ nhỏ mà nhiều lúc cơ thể mất phản ứng, không sốt.
      + Trạng thái thiếu ôxy mãn tính:
      Thường xuyên có cảm giác ngột ngạt, mệt mỏi. Phân áp ôxy máu thường xuyên giảm nhưng thông khí phổi bình thường. Bệnh sinh của thiếu ôxy là do phù nề tổ chức kẽ của phổi, giảm khả năng hấp thu ôxy ở phổi. Suy thận mãn tính giai đoạn cuối thường xuất hiện ngừng hô hấp đột ngột dẫn đến tử vong.

3.6. Triệu chứng tâm-thần kinh: 

      Những biểu hiện của tâm-thần kinh liên quan đến sự suy giảm hoạt động của tế bào não. Triệu chứng thường gặp là sự giảm sút về trí não, khả năng tư duy kém, độ tập trung kém, không quan tâm hồ hởi bất kỳ một công việc gì, rối loạn tâm thần, nói lảm nhảm; nặng hơn nữa là trạng thái u ám, cáu gắt vô duyên cớ, ngủ gà, ngủ ngáy to, thở chậm và sâu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê do nhiễm toan chuyển hoá, mất ý thức trong trạng thái hoảng loạn la hét, chửi bới, run giật các sợi cơ, co giật, co cứng do giảm canxi máu, co giật cục bộ, nhịp thở Kussmaul, hơi thở khai, đồng tử co nhỏ, đái ỉa không tự chủ, trụy mạch và tử vong. 
      Ngoài những tổn thương hệ thống thần kinh trung ương, có thể xuất hiện tình trạng viêm đa dây thần kinh ngoại vi, giảm phản xạ gân xương, giảm cảm giác và có thể liệt hai chi dưới, bàn chân thuổng, đau nhức vùng cẳng chân và bàn chân không rõ căn nguyên, có khi đau dữ dội làm bệnh nhân kêu la, vật vã. Một số trường hợp có tai biến mạch máu não (xuất huyết não) liệt 1/2 người.

3.7. Rối loạn đông máu, chảy máu :

     - Xuất huyết dưới da rất hay gặp, nhất là xuất huyết chỗ tiêm lan rộng thâm tím từng mảng.
     - Xuất huyết niêm mạc miệng, chân răng, máu chảy rỉ rả cả ngày, môi se rớm máu.
     - Xuất huyết nội tạng :
      . Xuất huyết tiêu hoá.
      . Tràn máu màng tim.
      . Tràn máu màng phổi.
      . Xuất huyết võng mạc.
      . Xuất huyết não. 
      Cơ chế xuất huyết là do giảm tiểu cầu, giảm antiprothrombin, sức bền thành mạch giảm và có thể xuất hiện tình trạng đông máu rãi rác trong lòng mạch ở nhiều cơ quan nội tạng.

3.8. Biểu hiện xương khớp và nội tiết:

      - Viêm khớp do tăng axit uric máu (Gút thứ phát) hoặc viêm khớp do lắng đọng b2 microglobulin. Sự tích tụ b2 microglobulin trong khớp và nội tạng hình thành amylodosis. Amyloidosis do lắng đọng b2 microglobulin thường gặp ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối được lọc máu chu kỳ.
     -  Thưa xương, dẫn đến gãy xương tự phát, thường gặp gãy xương sườn, xẹp đốt sống. Một số trường hợp hoại tử cổ xương đùi vô khuẩn.
     - Vôi hoá gân cơ quanh khớp, co rút gân cơ, hạn chế cử động khớp. Đau nhức xương do nhuyễn xương, thưa xương và do viêm xơ xương phá hủy (viêm xương xơ nang). Khoảng 10% tổn thương xương biểu hiện trên lâm sàng, 40 - 90% có biểu hiện trên X quang và trên sinh thiết xương. 
       Các rối loạn về xương là do cường chức năng cận giáp, giảm 1,25 dihydroxy vitamin D3, tăng phosphat máu, giảm canxi máu, kết hợp với tình trạng nhiễm độc nhôm hoặc sắt. Sự tăng phosphat và tăng huy động canxi từ tổ chức xương vào máu, tạo nên phức hợp canxi-phosphat lắng đọng trong cơ quan gây nên vôi hoá, xơ cứng mạch máu ở nội tạng, dưới da và gân cơ.
     -  Suy giảm chức năng sinh dục do giảm hormon sinh dục nam và sinh dục nữ; vô kinh đối với phụ nữ, liệt dương bất lực đối với nam giới. Ngoài ra có thể suy giảm chức năng của một số tuyến nội tiết khác.

3.9. Các biến đổi sinh học:

     Mặc dù triệu chứng lâm sàng của suy thận mãn tính rất đa dạng phong phú nhưng để chẩn đoán chắc chắn là suy thận mãn tính và hội chứng tăng urê máu thì phải dựa vào các dấu hiệu về sinh học:
      3.9.1. Giảm mức lọc cầu thận (MLCT):      + MLCT bình thường là 120ml/phút. Giảm mức lọc cầu thận liên quan chặt chẽ tới tình trạng giảm số lượng nephron nguyên vẹn. Số lượng nephron giảm tỉ lệ thuận với giảm mức lọc cầu thận.
     + Tăng urê, creatinin: 
      Song song với giảm MLCT, creatinin và urê máu tăng cao:  
      -  Urê tăng từ 8 mmol/lít đến 30 - 40mmol/lít; urê máu tăng vừa phải, không tăng cao như trong suy thận cấp tính.
      - Tăng axit uric máu là sản phẩm chuyển hoá của bazơ purin. Axit uric tăng trên 500mmol/lít. Một số trường hợp suy thân mãn tính xuất hiện Gút thứ phát, sưng đau nhiều khớp.
      - Creatinin máu tăng từ 130 mmol/lít đến 1200 - 2500 mmol/lít. Trong suy thận mãn tính, tăng creatinin chiếm  ưu thế và liên quan chặt chẽ với tình trạng suy thận mãn tính. 
    3.9.2. Rối loạn chức năng cô đặc, pha loãng:     -  Giai đoạn I :
     Khả năng cô đặc giảm, khả năng pha loãng vẫn còn. Khối lượng nước tiểu nhiều đa niệu, tỷ trọng giảm. Tỷ trọng nước tiểu lúc cao nhất có thể 1,020; tỷ trọng lúc thấp nhất 1,007.
     -  Giai đoạn II :
     Đồng tỷ trọng, mất khả năng cô đặc lẫn khả năng pha loãng. Số lượng nước tiểu giảm hơn bình thường. Tỷ trọng nước tiểu lúc cao nhất không vượt quá 1,018 và lúc thấp nhất không dưới 1,008. Hiện nay, người ta ít sử dụng chmaxnc năng cô đặc và pha loãng trong nội khoa để đánh giá chức năng thận trong suy thận mãn nhưng vẫn sử dụng trong suy thận cấp, sau phẫu thuật thận-tiết niệu, sau ghép thận.
     3.9.3. Rối loạn điện giải:     -  Tăng K+ máu xuất hiện khi có thiểu niệu, nhiễm toan chuyển hoá.
     -  Nhiễn toan chuyển hoá: pH máu giảm, dự trữ kiềm giảm.
     -  Tăng P04---, tăng Mg++.
     -  Giảm Ca++ máu là nguyên nhân gây co giật, thường xảy ra ở bệnh suy thận được truyền dung dịch nabica làm giảm canxi ion hoá. Tăng phosphat, tăng canxi máu là yếu tố nguy cơ của bệnh lý xương khớp.-  Na+, Cl- ngoại bào (giảm chiếm ưu thế).
3.9.4. Giảm  kích thước thận:

      4. Tiến triển của suy thậm mãn tính.

      Triệu chứng của suy thận mãn tính đa dạng, phong phú nhưng khi chẩn đoán chỉ dựa vào hai tiêu chuẩn chủ yếu: mức lọc cầu thận (MLCT) giảm và creatinin tăng. Nguyên nhân suy thận mãn tính ở người trẻ là viêm cầu thận mãn; ở người già bị suy thận mãn chủ yếu là do đái đường và bệnh lý động mạch máu thận. Dựa vào creatinin và MLCT, người ta chia suy thận mãn làm 4 giai đoạn: 
Bảng 9. Các giai đoạn suy thận dựa trên mức lọc cầu thận và creatinin máu.
Các giai đoạn của
STMT
Creatinin mmol/lítMLCT ml/phút
 Giai đoạn  I                    <13060 - 41
 Giai đoạn  II130 - 29940 - 21
 Giai đoạn  IIIa
 Giai đoạn  IIIb
 Giai đoạn IV
300 - 499
500 - 900
> 900
20 - 11
10 - 5
< 5
* Nguyên nhân tử vong của suy thận:
+ Tăng huyết áp:
Tăng huyết áp kịch phát, huyết áp tối đa vượt quá 220 mmHg, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, phù phổi cấp tính dẫn đến tử vong.
+ Tai biến mạch máu não:
Nguyên nhân chủ yếu của tai biến mạch máu não:
-  Do tăng huyết áp.
- Do hội chứng tan máu-tăng urê máu (HUS: hemolytic uremic syndrome).      
- Xuất huyết do giảm tiểu cầu (TTP: thrombotic thrombocytopenic purpura).
+ Nhồi máu cơ tim xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi, dẫn đến sốc tim, rối loạn nhịp: nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhịp nhanh kịch phát thất, rung thất; rối loạn dẫn truyền: blốc nhĩ-thất độ II gây hội chứng Adam-Stoke, suy tim cấp tính, phù phổi.
    + Suy tim mãn tính không hồi phục từ độ I đến độ IV.
    + Xuất huyết tiêu hoá: đi ngoài ra máu, nôn ra máu, huyết áp tụt, tăng urê máu, tăng creatinin máu. Suy thận cấp tính do lưu lượng máu đến thận giảm kết hợp với tăng urê máu ngoài thận xảy ra trên nền suy thận mãn tính, bệnh nhân đi vào hôn mê và tử vong.
    +  Nhiễm khuẩn.
    +  Tăng kali máu.
    +  Nhiễm toan chuyển hoá: hôn mê sâu, rối loạn nhịp thở, suy hô hấp, suy tuần hoàn  và tử vong.
    + Tràn máu màng tim thường xuất hiện trên tình trạng viêm màng ngoài tim từ trước, ở bệnh nhân bị rối loạn đông máu hoặc do dùng heparin đường toàn thân trong quá trình chạy thận nhân tạo.
    Ngày nay, tiên lượng của bệnh nhân suy thận mãn tính đã được cải thiện đáng kể, đời sống bệnh nhân được kéo dài trong nhiều năm bằng phương pháp điều trị thay thế:
      - Chạy thận nhân tạo chu kỳ.
      - Thẩm phân phúc mạc:
      . Thẩm phân phúc mạc liên tục.
      . Thẩm phân phúc mạc chu kỳ.
      . Thẩm phân phúc mạc gián cách trong đêm.
      - Ghép thận.

Mức độ nguy hiểm của căn bệnh suy thận mạn 

Thận là cơ quan nắm giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể con người do đó khi thận bị tổn thương, đặc biệt là suy thận mạn (có thể coi là giai đoạn cuối của các bệnh lý ở thận) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Đặc biệt hội chứng suy thận mạn sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

Rối loạn về nội tiết 

Rối loạn về chuyển hóa: Rối loạn lipid máu, kháng Isulin, rối loạn dinh dưỡng.
Các vấn đề về tim mạch: Có tới 50-80% số lượng bệnh nhân suy thận mạn mắc phải những biến chứng tim mạch điển hình như: tăng huyết áp, cơ tim do urê máu cao, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim, viêm màng ngoài tim, bệnh lý về van tim...

Rối loạn cân bằng nước, kiềm toan và điện giải. 

Thay đổi về huyết học: Gây ra tình trạng thiếu máu, rối loạn đông máu
Vấn đề về tiêu hóa: Người bệnh luôn cảm thấy chán ăn, buồn nôn, thậm chí là xuất huyết tiêu hóa.
Gây ra những biến chứng ở phổi như: Tràn dịch màng phổi, phù phổi, viêm phổi.
Suy thận mạn có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Cách điều trị hội chứng suy thận mạn 


Hội chứng suy thận mạn được chia làm 4 giai đoạn: Suy thận giai đoạn I, II,III và IV. Mỗi giai đoạn sẽ có phương pháp điều trị khác nhau để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Những người bị suy thận độ I, II và IIIA phương pháp điều trị phù hợp là điều trị bảo tồn. để giữ được chức năng thận trong thời gian dài nhất có thể.
Ngoài ra đối với những bệnh nhân mắc suy thận giai đoạn đầu có thể sử dụng thuốc Đông y hoặc Tây y để ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

Khi mắc suy thận giai đoạn IIIB và IV, người bệnh phải lọc máu, chạy thận, thậm chí là ghép thận mới có hy vọng duy trì sự sống. Tuy nhiên chi phí điều trị bệnh rất cao và không phải ai cũng đủ khả năng chi trả tiền điều trị.

Cách phòng bệnh suy thận mạn  

Suy thận mạn là một căn bệnh hết sức nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh và việc điều trị bệnh vẫn còn rất nhiều khó khăn nhất là khi bệnh đã sang giai đoạn IV.
Chính bởi mọi người cần biết cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. Vậy phòng hội chứng suy thận mạn bằng cách nào?

  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.
  • Tránh để tình trạng thừa cân, béo phì
  • Cắt giảm lượng muối trong thức ăn, chỉ nên dùng 5-6gr muối mỗi ngày
  • Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày
  • Tránh xa các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá…
  • Không tự ý dùng thuốc trong 1 thời gian dài khi chưa có chỉ định của bác sỹ, nhất là thuốc kháng viêm không Steroid như Ibuprofen…
  • Những bệnh nhân mắc các bệnh lý ở thận như: sỏi thận, viêm cầu thận, viêm bể thận… cần phải điều trị kịp thời, đúng cách tránh để bệnh ngày một nặng có thể gây suy giảm chức năng thận. 
  • Phòng bệnh đái tháo đường và cao huyết áp, bởi các căn bệnh này gây ra hơn 60% các trường hợp mắc hội chứng suy thận mạn.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét