Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019

Cây ích mẫu

  • Còn gọi là ích mẫu thảo, sung úy, chói đèn.
  • Tên khoa học Lconurus heterophylìus Sw.
  • Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labialae)

Cây ích mẫu cung cấp cho ta 2 vị thuốc:
1.   ích mẫu hay ích mâu thảo (Herba Leonuri) là toàn bộ phận trên mặt đất phoi hay sấy khô của cây ích mẫu.
2.   Sung úy tử (Fructus Leonuri) là quả chín phơi hay sấy khô của cây ích mẫu. Nhiều người vản gọi nhám là hạt ích mẫu.
Cây ích mẫu
Về tên khoa học của cây trước đây căn cứ vào những tác giả trong và ngoài nước, vẫn xác định là Leonurus sibiricus L. Hiện nay theo sự điều tra đối chiếu mới, cây ích mẫu nhân dân ta vẫn dùng làm thuốc phải xác định lại là Leonurus heterophỵllus Sw. mới đúng. Cây Leonurus sibiricus L. cũng có ở Việt Nam nhưng ít phổ biến hơn. Cần chú ý khi nghiên cứu lâm sàng cũng như hóa học và dược lý.

Mô tả cây ích mẫu

Cây ích mẫu có tôn như vậy vì có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ). Tên Leonurus do chữ Hy Lạp leon là sư tử, oura là đuôi, heterophyllus là lá có hình dạng biến đổi, vì cây ích mảu giống đuổi con sư tử có lá hình dạng thay đổi. 

ích mẫu là một loại cỏ sống 1-2 năm, cao 0,6m đến lm. Thân hình vuông, ít phân nhánh, toàn thân có phủ lông nhỏ ngắn. Lá mọc đối, tùy theo lá mọc ở gốc, giữa thân hay đầu cành mà có hình dạng khác nhau. 

Lá ờ gốc, có cuống dài, phiến lá hình tim, mép có răng cưa thô và sâu; lá ở thân có cuống ngắn hơn, phiến lá thường xẻ sâu thành 3 thùy, trên mỗi thùy lại có răng cưa thưa; lá ưên cùng phán lớn không chia thùy và hầu như không cuống. Hoa mọc vòng ở kẽ lá. Tràng hoa màu hồng hay tím hồng, xẻ thành hai môi gần đều nhau. Quả nhò, 3 cạnh, vỏ màu xám nâu.

Ngoài cây ích mẫu mô tả trên, cần chú ý phát hiện và phân biệt cây ích mẫu Leonurus sibìricus L. (tạm gọi là cây ích mẫu hoa to) vì cây này khác cây ích mẫu nói trên ở hoa to hơn, dài hơn, lá phía trên vẫn chia 3 thùy. Ta có thể tóm tắt sự khác nhau giữa 2 cây như sau:
Lá trên cùng không chia thùy, tràng hoa dài 9-12mm, môi trên, môi dưới gần bằng nhau... Leonurus heterophyllus.

Cách thu hoạch ích mẫu


Hiện nay nhu cầu ích mẫu rất lớn chỉ trông vào thu hái ích mẫu mọc hoang không đủ. Chúng tôi tóm tắt một sô' kinh nghiệm trồng ích mẫu tại trạm trồng cây thuốc Nam Xuyên (Trung Quổc) để tham khảo:

Khi thí nghiệm người ta phân biệt ba loại: ích mẩu mùa đông cần trồng vào mùa thu, ích mẩu mùa xuân gieo trồng vào mùa xuân hay mùa thu, ích mẩu mùa hạ cũng có thể gieo ưổng vào mùa xuân hay mùa thu. ích mẫu mùa hạ cho hiệu suất cao nhất (9 tấn khô 1 hecta), nhưng thời gian từ khi gieo đến khi thu hoạch trên 10 tháng, còn các loài mùa dông và mùa xuân chỉ cần hơn 8 tháng nhưng năng suất chỉ được 4-6 tấn khô 1 hecta.

Ích mẫu khô
Gieo hạt thẳng thành luống, mỗi luống cách nhau 17cm, trên mỗi luống cây nọ cách cây kia 7cm cho sản lượng cao nhất. Mỗi hecta cần từ 8 đến 9 kilỏgam hạt giống. Khi trồng cần trộn hạt với tro bếp. Vào khoảng tháng 5-6, lúc một nửa sô' hoa của cây bắt đẩu nở thì bắt đầu thu hái. Đem về phơi hay sấy khô là được. Nếu muốn thu hoạch hạt (quả) thì cần chờ khi hoa trên cây đã tàn hết, thu hoạch đến đâu.

Thành phần hóa học

Chiết từ ích mẫu Leonurus sibiricus 5 chất có tinh thể: 2 chất đầu là ancaloit và gọi là leonurin A: C20H32O10N6 có độ chây 229-230°C, leorunin B: C14H2407N4 và ba chất sau không phải ancaloit và có độ chảy 77-78°C, 86-87°C va 141-142°c.
Năm 1940, Thang Đằng Hán (1940 J. Chem. Soc. vol. 7, Nu2) chiết từ phần tan trong nước một chất gọi là leonuridin công thức C6Hi:OjN;! có độ chảy 221,5-222°c. Trong cây và quả íclĩ mẫu, Hứa Thực Phương ự. Chem. Soc. vol 2, N°3) còn báo cáo chiết được một ancaloit khác còn gọi là leonurinin có độ chảy 262-263°C với công thức C10H|4O3N2.
Tỷ lệ ancaloit cao nhất vào tháng 5, sau đó giảm xuống. Ngoài ra trong cây ích mẫu còn có tanin, chất đắng, saponin và 0,03% tinh dầu.
Hoạt chất cùa ích mẫu như thê' cũng chưa dược xác định chắc chắn, nhưng ưên cơ sở dược lý người ta thấy trong ích mẫu có 2 loại hoạt chất: Một loại hoạt chất tan trong ête có tác dụng ức chế tử cung, một loại hoạt chất không tan
trong ête có tác dụng kích thích tử cung.
Gần đây người ta thấy trong ích mẩu có 3 flavonozit, một trong số flavonozit được xác định là rutin, một glucozit có cấu tạo steroit, một ít tanin.

Tác dụng dược lý


1. Tác dụng trên tử cung. Nước sắc ích mẫu Leonurus Sibiriern- 1/5.000 hay 1/1.000 có tác dụng kích thích đối với tử cung cô lập của thò cái (dù có thai hay không có thai cũng vậy).
Thỏ cái gây mẻ bằng urêtan rổi cho uống nước sắc ích mẫu cũng thấy có tác dụng kích thích trên tử cung tại chỗ của thỏ.
Dung dịch nước 10% ích mẫu khô tác dụng trên tử cung mạnh hơn là dung dịch rượu 20%.
Tác dụng cùa ích mẫu trên tử cung cũng giống như tác dụng của cựa lõa mạch (Claviceps purpurea).
Điểu đáng chú ý là dung dịch rượu hay dung dịch nước ích mẫu tác dụng lên tử cung thì bất đâu có một giai đoạn hưng phấn.
Nếu trước khi sác ích mẫu, dùng ête để loại phần tan trong ête đi thì hiện tượng ức chế tử cung khòng thấy nữa.
Ích mẫu chữa kinh nguyệt không đều
2. Túc dụng trên huyết áp. Nưóc sắc ích mẫu tuy không tác dụng trực tiếp trên huyết áp nhưng làm giảm tác dụng cùa adrenalin trên mạch máu.
Cao ích mẫu làm giảm huyết áp, nhất là đối với thời kỳ đầu cùa bệnh cao huyết áp.
3.  Tác dụng trên tim mạch. Loài ích mẫu Leonurus quinquelobatusLeonurus cardia có tấc dụng tốt trên tim mạch và đối với cơ tim có bệnh.
4.  Tác dụng đối với hệ thần kinh ca ích mu Leonurus sibiricus mnh hơn tác dng cùa Vale­rian và ca Muyghe (Convallaria maiaỉis).
5.  Tác dụng kháng sinh đối với mật sô vi trùng ngoài da. Theo Trung Hoa bì phụ khoa tạp chí (số 4-1957, tr. 286-292) một sô' tác giả nghiên cứu thấy nước chiết ích mẫu 1 : 4 có tác dụng ức chế với trình độ khác nhau đối với một số vi trùng gây bệnh ngoài da.
6.  Tác dụng trên viêm thận và phù cấp tính. Trên lâm sàng, ích mẫu chữa khỏi một số trường hợp viêm thận và phù (Trung y tạp chí số 6, 1959 và Trung y dược 1966 kỳ 4. 26).

Công dụng và liều dùng

Từ lâu vị ích mẫu được nhân dân ta dùng chữa bệnh phụ nữ, nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh nở, do đó có câu ca dao:
Nhân trần, ích mẫu di dâu
Để cho gái đẻ đớn dau thế này?
Thường ích mẫu dùng trong trường hợp đẻ xong bị rong huyết (cầm máu tử cung), chữa vièm niêm mạc dạ con, kinh nguyệt quá nhiều.
Còn dùng chữa huyết áp cao, thuốc bổ huyết, các bệnh về tuần hoàn cơ tim, thần kinh cùa tim, chứng tim hẹp nhẹ (stenocardie), chữa lỵ.
Quả ích mẫu dùng với tên sung úy tử làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng, thiên đẩu thống (gỉôcốm).
Dùng ngoài thân và quả ích mẫu giã đắp hay sắc lấy nước rửa chữa một số bệnh như sưng vú, chốc đầu, lở ngứa.
Theo sách cổ, ích mẫu có tính chất: VỊ cay, đắng, tính hơi hàn, có khả năng trục ứ huyết, sinh huyết mới, hoạt huyết điều kinh, những ngưòi có đồng tử mờ rộng không dùng được.

Lieu dùng hằng ngày từ 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc hay nấu thành cao. Quả ích mẫu dùng với liếu 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc có ích mẫu

Cao ích mâu: Cây ích mẫu nấu với nước, cô dặc thành cao mềm. Trong nhân dân trước đây thường dùng loại cao này.
Cao ích mẫu bán trên thị trường hiện nay thường không phải chỉ có vị ích mău, mà thường phối hợp nhiều vị khác nhau, ví dụ cao ích mảu của Thanh Hóa gồm ích mẫu nước 800g, ngải diệp 200g, hương phụ tứ chế 250g (căn bản theo đơn cao hương ngải thêm bớt một chút).
Đơn cao ích mẫu của Quốc doanh dược phẩm Nghệ An gồm ích mẫu 70%, xuyèn khung 2%, đương quy 10%, bạch thược 3%, thục địa 1%, bắc mộc hương 1%, đại táo 2%, trần bì 1%, hương phụ chế 5%, ồ dược 2%. Ngay tại mỗi nơi, tùy theo thời kỳ, công thức cũng thay đổi cho nên khi dùng và theo dõi kết quả cần chú ý


Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Sai lầm chết người do chủ quan với những biểu hiện của xơ gan

Biểu hiện của bệnh xơ gan khi bệnh mới bắt đầu thường rất mờ nhạt khiến nhiều người bệnh chủ quan đây chính là sai lầm khiến cho tỷ lệ người bệnh tử vong vì căn bệnh này ngày một tăng cao vì khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn cuối việc điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn.

Mất đi cơ hội phục hồi chỉ vì phát hiện bệnh xơ gan quá muộn

Đây là câu chuyện của chị Thu Quỳnh, 39 tuổi, Bắc Giang chỉ vì không nắm bắt được những biểu hiện của xơ gan để đi kiểm tra và chữa trị sớm mà giờ đây khi mới chỉ 39 tuổi chị đã phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của bệnh xơ gan có thể xảy đến với chị bất cứ khi nào.

Theo như lời kể của chị Quỳnh:

“Tôi phát hiện ra mình mắc bệnh xơ gan độ 4 khoảng nửa năm trước đây khi thấy người mệt mỏi, sưng phù tay chân, cân nặng giảm sút đáng kể và đặc biệt là da có màu vàng bất thường.

Khi nhận tờ giấy kết quả kiểm tra sức khỏe từ bác sĩ tôi mới chết đứng vì bệnh đã quá nặng, bác sĩ nói cơ hội phục hồi của tôi gần như bằng không chỉ có cách ghép gan mới duy trì sự sống được lâu nhất.

Nghĩ lại tôi cảm thấy thấy ân hận bởi vì những bất thường trong cơ thể tôi xuất hiện phải hơn 2 năm trước nhưng tôi xem nhẹ, không đi kiểm tra ngay. Nếu ngày đó tôi đi khám sức khỏe sớm thì bệnh tình chẳng nặng đến mức này.

Khi ấy tôi thấy mình hay mệt mỏi, có cảm giác chán ăn, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa nhưng bản thân tôi chỉ nghĩ do mình làm việc nhiều quá, đầu óc căng thẳng cộng thêm với bệnh dạ dày từ trước chứ không ngờ rằng đó là lúc bệnh xơ gan bắt đầu nhen nhóm trong cơ thể mình.

Câu chuyện kể về bệnh
Dần dần tôi thấy xuất hiện những cơn đau vùng hạ sườn bên phải, nhưng nó chỉ đau nhói một chút rồi thôi, khiến tôi cũng không để tâm.

Bây giờ tôi chỉ còn biết trông chờ vào thuốc, nghe theo chỉ định của bác sĩ ăn uống cẩn thận, cái gì nên ăn thì ăn, cái gì không được ăn là tránh để hi vọng bệnh ngừng phát triển, không dẫn đến biến chứng gì.”

Câu chuyện trên có lẽ không chỉ của riêng chị Thu Quỳnh mà rất rất nhiều bệnh nhân xơ gan cũng gặp phải. Chính bởi do mọi người không biết đến những biểu hiện của xơ gan do đó khi ở những giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng không rõ ràng mọi người thường chủ quan, hoặc nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường. Đây thực sự là một thực trạng đáng lo ngại hiện nay.

Bệnh xơ gan nếu phát triển nặng sẽ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:


Xuất huyết do giãn tĩnh mạch: Người bệnh có thể bị chảy máu ồ ạt, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Xơ gan cổ trướng: Gây ra hiện tượng tích dịch trong ổ bụng, bụng người bệnh ngày càng phình to, căng tức khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn, khó chịu.

Bụng phình to gây khó chịu cho người bệnh

Nhiễm trùng do vi khuẩn: Người bệnh có thể bị nhiễm trùng máu, tăng bạch cầu … tình trạng rất nguy cấp nếu không được điều trị kịp thời.
Não gan: Tình trạng này xảy ra khi lượng amoniac không được đào thải khỏi cơ thể mà tích tụ trong não khiến người bệnh từ từ giảm sút trí nhớ, lú lẫn, bất tỉnh thậm chí dẫn đến hôn mê sâu.
Ung thư gan: Biến chứng nguy hiểm của xơ gan, nếu không được điều trị đúng cách bằng những phương pháp hiện đại trong y học, người bệnh chỉ có thể sống từ 1 - 3 năm kể từ khi phát hiện ra bệnh.

Cảnh báo những biểu hiện của xơ gan

Để giúp mọi người có thể sớm phát hiện ra bệnh xơ gan và điều trị kịp thời ở những giai đoạn đầu, chúng tôi xin liệt kê những biểu hiện của xơ gan, tăng dần theo từng mức độ phát triển của bệnh:

  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, thể trạng ngày một giảm
  • Luôn có cảm giác đầy bụng, chán ăn, sụt cân nhanh
  • Đi tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có màu sẫm
  • Đau bụng (ở khu vực gan)
  • Nổi mề đay, mẩn ngứa
  • Phân có màu đen, có khi kèm theo máu
  • Phù nề, đau nhức ở tay, chân
  • Vàng da, vàng mắt
  • Trên da xuất hiện các vết bầm không rõ nguyên do
  • Suy giảm trí nhớ
  • Xuất huyết tiêu hóa 

Khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng khác thường trên, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra. Trong trường hợp mắc bệnh xơ gan, việc phát hiện bệnh càng sớm sẽ càng gia tăng tỷ lệ chữa trị thành công ở người bệnh.

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

Tuyệt chiêu sử dụng rau ngổ chữa sỏi thận không đau, không tái phát

Rau ngổ chữa sỏi thận là bài thuốc từ lâu đã được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Đây là bài thuốc vừa đơn giản, dễ thực hiện, nhưng lại mang đến hiệu quả chữa bệnh rất hiệu quả.

Sử dụng rau ngổ chữa sỏi thận rất tốt

Rau ngổ có tên khoa học là Limnophila aromatic. Ngoài ra, cây này còn có tên gọi khác là ngò om hoặc ngổ hương. Đây là loại cây thân thảo, có nhiều lông cao khoảng 20 cm. Lá cây nhẵn, mọc đối lập, hơi ôm thân. Rau ngổ được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày như một loại rau thơm để ăn sống hoặc chế biến.

Trong Đông y, cây rau ngổ có mùi thơm, vị cay, tính mát và hơi chát có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc hiệu quả. Ngoài ra, rau ngổ còn có tác dụng điều trị viêm, kháng khuẩn, chống sưng, giúp làm giảm đau, có tính sát trùng rất tốt.

Rau ngổ chữa sỏi thận tốt
 Không những thế, rau ngổ chữa sỏi thận cũng rất tốt. Loại rau này được sử dụng để điều trị những cơn đau do co thắt bụng, có tác dụng làm giãn cơ ruột, giúp làm tăng khả năng lọc máu và các chất cặn bã ở cầu thận.

Từ lâu, rau ngổ đã được sử dụng như một vị thuốc quý có tác dụng đánh bay sỏi thận ra khỏi một cách dễ dàng. Trong rau ngổ có chứa thành phần giúp lợi tiểu, bào mòn sỏi và tăng lượng bài tiết nước tiểu giúp sỏi có thể thoát ra ngoài thông qua đường nước tiểu.

Bài thuốc sử dụng rau ngổ chữa sỏi thận

Bài thuốc 1: Sử dụng rau ngổ rửa sạch sau đó giã nát rồi vắt lấy nước. Pha thêm một chút nước sôi và muối trắng để nguội và sử dụng. Người bệnh nên uống mỗi ngày 2 lần, uống liên tục trong khoảng 7 ngày sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh bất ngờ.

Bài thuốc 2: Người bệnh có thể chuẩn bị 1 kg rau ngổ rửa sạch cùng 1 trái dừa tươi. Giã nhỏ rau ngổ rồi vắt lấy nước cốt. Sau đó, pha đều nước cốt rau ngổ cùng nước dừa chia đều thành 3 phần uống hết trong ngày. Thực hiện bài thuốc này liên tục trong khoảng từ 5-7 ngày sẽ có tác dụng bất ngờ. Bài thuốc này có tác dụng bào mòn sỏi, tống sỏi ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng. Bài thuốc rau ngổ chữa sỏi thận này khá an toàn, người bệnh có thể áp dụng mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dùng nước sinh tố rau ngổ
Bài thuốc 3: Sử dụng kết hợp rau ngổ tươi, râu ngô, mã đề rửa sạch và đem sức nước uống hàng ngày thay nước lọc. Bài thuốc này sẽ giúp lợi tiểu, chữa sỏi thận hiệu quả.

Bài thuốc 4: Sử dụng rau ngổ tươi rửa sạch rồi đem xay sinh tố uống mỗi ngày. Uống liên tục trong khoảng  1 tháng sẽ giúp tăng khả năng lọc cầu thận, giúp tăng lượng nước tiểu giúp sỏi có cơ hội thoát ra ngoài.

Lưu ý khi sử dụng rau ngổ chữa sỏi thận

Rau ngổ là loại rau rất tốt cho sức khỏe, giúp điều trị khỏi nhiều bệnh trong đó có bệnh sỏi thận. Tuy nhiên sử dụng rau ngổ chữa sỏi thận như thế nào là đúng cách, an toàn, hiệu quả? Người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Rau ngổ cần được rửa sạch do thân cây chứa nhiều lông tơ, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và virus sinh sôi, phát triển và gây hại. Do đó, khi sử dụng rau ngổ để chế biến món ăn, xay sinh tố, người bệnh cần phải rửa thật sạch, thật kỹ, ngâm nước muối trước khi dùng.

Ngoài ra, người bệnh cũng dễ nhầm lẫn rau ngổ với rau ngổ trâu. Đây là loại cây họ Cúc sống trên mặt nước.

Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng rau ngổ vì có thể dẫn đến sảy thai.
Hi vọng những bài thuốc sử dụng rau ngổ chữa sỏi thận sẽ giúp đánh bay sỏi ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng. Bài thuốc này khá đơn giản, dễ làm, mọi người có thể áp dụng để chữa bệnh rất tốt.

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

Bệnh xơ gan cổ trướng có lây không?

Bệnh xơ gan cổ trướng có lây không là thắc mắc của rất nhiều người bị bệnh. Xơ gan cổ trướng là bệnh nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra biến chứng làm ảnh hưởng đến tính mạng.

Xơ gan cổ trướng là gì?

Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Đây là căn bệnh nguy hiểm khi gan bị tổn thương và không có khả năng tự phục hồi và mất dần chức năng gan thông thường. Ở giai đoạn này, gan không thể thực hiện được chức năng giải độc, các chất độc và cặn bã không được đào thải ra ngoaid mà bị tích tụ lại trong cơ thể gây độc.

Xơ gan cổ trướng thường có biểu hiện mệt mỏi, cơ thể suy nhược, phù chân, phù tay. Ngoài ra, người bị xơ gan cổ trướng còn xuất hiện những biến chứng như:

Xuất huyết tiêu hóa: Khoảng 50% người bị xơ gan xuất hiện triệu chứng này. Chức năng gan bị suy giảm ảnh hưởng đến quá trình lọc máu, máu bị tắc nghẽn sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến vỡ tĩnh mạch, từ đó gây xuất huyết.

Xơ gan không bị lây

Cổ trướng: Dịch cổ trướng tập trung tại khoang bụng gây áp lực lên khu vực xung quanh khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của người bệnh.

Vàng da: Ở giai đoạn này, tình trạng da bị vàng xuất hiện. Tình trạng vàng da xuất phát ở mắt, móng tay sau đó lan ra toàn cơ thể.

Hôn mê gan: Người bệnh bắt gặp tình trạng lơ mơ, không tỉnh táo, ngủ gật, đãng trí. Nguyên nhân là do chức năng loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể bị suy giảm gây ra tình trạng rối loạn.

Xơ gan cổ trướng có lây không?

Xơ gan cổ trướng có lây không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Xơ gan cổ trướng có lây không phụ thuộc vào rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Theo các bác sĩ, bệnh xơ gan cổ trướng là bệnh không thể lây từ người này sang người khác, ngay cả trong trường hợp bệnh gây ra do virus.

Ở Việt Nam, nguyên nhân gây bệnh xơ gan thường gặp đó chính là: virus viêm gan B, C, do uống nhiều rượu bia, do gan nhiễm mỡ… Trong đó, virus viêm gan B lại có thể lây từ người này sang người khác thông qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con, thậm chí qua con đường sinh hoạt hàng ngày.

Xơ gan kèm theo viêm gan có thể lây
Xơ gan kèm theo viêm gan có thể lây
Do đó, bệnh xơ gan có thể lây sang người khác nếu người bệnh bị viêm gan B. Vì vậy, người bị xơ gan cổ trướng kèm mắc viêm gan B cần có ý thức phòng tránh bệnh không lây sang cho người khác. Tốt nhất, những người này cần hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh lây lan bệnh.

Bệnh xơ gan cổ trướng có chữa được không?

Xơ gan cổ trướng là bệnh mạn tính không thể xem thường. Bệnh này có thể gây ra biến chứng nguy hiểm với sức khỏe như: ung thư gan, giãn tĩnh mạch gan, hôn mê gan. Bệnh này khiến gan bị mất đi chức năng lọc máu, chức năng bài tiết.

Xơ gan cổ trướng là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị chỉ có tác dụng làm giảm sự phát triển của bệnh và ngăn chặn biến chứng của bệnh xảy ra. Khi bị mắc bệnh này, người bệnh cần lưu ý:

Tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng và điều trị bệnh.
Lạc quan, vui vẻ, không nên quá bi quan.

Có chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Hạn chế ăn những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, hạn chế ăn mặn. Đồng thời tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, uống nhiều nước.
Không uống bia rượu, sử dụng các chất kích thích.
Nghỉ ngơi điều độ, không nên làm việc quá sức.
Tập luyện thể dục, thể thao.



Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

Bệnh xơ gan cổ trướng là gì

Xơ gan cổ trướng là gì? Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh xơ gan. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới ung thư gan, tử vong.

Xơ gan cổ trướng là gì?

Xơ gan cổ trướng là biến chứng thường gặp của bệnh xơ gan. Đây là giai đoạn cuối cực kỳ nguy hiểm của bệnh xơ gan. Đây là tình trạng gan bị tổn thương nghiêm trọng, chức năng gan bị suy giảm mạnh. Gan không có khả năng lọc và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Cổ trướng là tình trạng bụng bị phình to do dịch tích tụ. Bình thường, khoang màng bụng giữa lá thành và lá tạng không có gì. Khi gan bị xơ, xuất hiện dịch giữa lá thành và lá tạng.  Lượng dịch có thể ít hay nhiều. Hiện tượng này được gọi là tràn dịch màng bụng hay cổ trướng.



Khi lượng dịch ở khoang màng bụng nhiều, hoặc ở mức trung bình sẽ khiến bụng của bệnh nhân to và xệ xuống khi bệnh nhân đứng, bè sang hai bên khi nằm ngửa Bệnh nhân có thể cảm nhận bụng bị căng tức gây khó chịu.

Bệnh xơ gan cổ trướng tiến triển âm thầm, từ từ không có triệu chứng lâm sàng. Người bệnh chỉ có thể phát hiện ra bệnh khi bụng bị sưng to. Ngoài triệu chứng trên, người bệnh có thể thấy xuất hiện một số dấu hiệu như: xuất huyết tiêu hóa, vàng da, cơ thể mệt mỏi, chán ăn.

Các giai đoạn của xơ gan cổ trướng

Bệnh xơ gan cổ trướng được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu, giai đoạn toàn phát và giai đoạn cuối.

Giai đoạn đầu: Bệnh thường không có biểu hiện cụ thể, rõ rệt. Người bệnh thường khó phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh và chủ quan. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, đầy bụng, cảm giác buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.

Giai đoạn toàn phát: Đây là giai đoạn chức năng gan bắt đầu bị suy giảm. Ngoài những dấu hiệu đi kèm ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ cảm thấy sụt cân nhanh chóng, vàng da, vàng mắt. Hiện tượng giãn tĩnh mạch xuất hiện ở bàn tay, đầu ngón tay mập lên, đỏ hơn, đại tiện ra máu.

Xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối
Giai đoạn cuối: Người bệnh cảm thấy rõ những biến chứng của bệnh như: xuất huyết tiêu hóa, não gan. Sức khỏe người bệnh suy giảm nhanh chóng. Chức năng gan bị tổn thương nặng nề. Người bệnh cảm thấy bụng bị sưng lên, da bị vàng, khó thở, tiểu ít. Ở giai đoạn này, bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng có thể xuất hiện tình trạng phù gan.

Cách điều trị xơ gan cổ trướng là gì?

Xơ gan cổ trướng là bệnh nan y không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc chữa trị chỉ có tác dụng phục hồi chức năng gan và hạn chế tiến triển của bệnh và ngăn chặn biến chứng của bệnh với cơ thể. Dưới đây là một số cách giúp hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng hiệu quả:

Đối với những người bị mắc bệnh gan do virus cần điều trị dứt điểm, tận gốc. Viêm gan là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Bệnh nhân xơ gan cổ trướng cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tuyệt đối không được ăn mặn, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo, cholesterol, thực phẩm đóng hộp. Ngoài ra, người bệnh cần tuyệt đối tránh uống bia rượu và sử dụng các chất kích thích để làm giảm tải cho gan, ngăn chặn bệnh tiến triển nhanh hơn. Tích cực ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thay mỡ động vật bằng dầu thực vật.

Xây dựng thói quen sinh hoạt và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Bệnh nhân cần cân bằng chế độ làm việc và chế độ nghỉ ngơi. Không nên làm việc quá sức, thư giãn bản thân, hạn chế stress. Người bệnh cũng cần thường xuyên luyện tập thể thao, rèn luyện sức khỏe. Người bệnh nên hạn chế tình trạng thức khuya dậy sớm, ăn ngủ không điều độ để tránh gây ảnh hưởng đến gan.
Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để theo dõi bệnh.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Làm sao để phòng tránh suy thận hiệu quả?

Suy thận là một bệnh vô cùng nguy hiểm và bệnh nhân bị suy thận sẽ không còn khả năng để phục hồi chức năng của thận nữa. Vậy nên việc phòng tránh bệnh suy thận là vô cùng cần thiết. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách phòng tránh suy thận sao cho hiệu quả các bạn nhé.

Bạn xem thêm:


1/ Tại sao phải phòng tránh suy thận

Bệnh suy thận là một bệnh lý mà các tế bào cấu trúc của thận bị tổn thương, làm suy giảm chức năng của thận. Tùy vào mức độ suy giảm chức năng của thận mà bệnh suy thận được chia thành các cấp độ nặng nhẹ khác nhau. Dù ở cấp độ nào thì chức năng thận của bệnh nhân suy thận mạn cũng không còn khả năng khôi phục nữa.

Ở giai đoạn nhẹ của bệnh (bệnh nhân suy thận cấp độ 1,2) có thể điều trị bảo tồn. Các phương pháp điều trị sẽ giúp tình trạng bệnh không tiến triển nặng thêm nữa và ngăn ngừa việc phát sinh các biến chứng nguy hiểm khác.



Khi bệnh đã tiến triển đến cấp độ nặng (từ cấp độ 3 trở lên) thì bệnh nhân buộc phải điều trị thay thế thận như lọc máu, chạy thận,… để duy trì sự sống, bởi thận gần như không thể thực hiện được chức năng của nó nữa.

Nhìn chung, bệnh nhân bị suy thận dù ở cấp độ nào cũng không khôi phục lại được chức năng của thận. Các biện pháp điều trị chỉ có thể làm ngừng lại qúa trình phát triển của bệnh mà thôi. Vậy nên việc phòng tránh suy thận vô cùng quan trọng

2/ Nguyên nhân gây suy thận

Để biết cách phòng tránh suy thận hiệu quả thì chúng ta cần phải nắm được nguyên nhân gây ra bệnh suy thận là gì. Việc các tế bào cấu trúc thận bị tổn thương gây nên bệnh suy thận mạn chỉ yếu là do ảnh hưởng từ các bệnh mãn tính khác gây ra.
Có một số bệnh mãm tính thường gây nên bệnh suy thận mạn như sau:


Bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh gây nên bệnh suy thận mạn phổ biến nhất. Nồng độ đường cao trong nước tiểu của bệnh nhân tiểu đường là nguyên nhân gây nên những tổn thương và viêm nhiễm tại thận. Ngoài ra, những rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân bị tiểu đường cũng là nguyên nhân gây nên những ảnh hưởng tới chức năng của thận.

Cao huyết áp

Chứng đạm niệu do cao huyết áp gây ra chính là nguyên nhân của bệnh suy thận.

Sỏi thận và một số bệnh đường tiết niệu
Các hội chứng thận hư, viêm cầu thận, sỏi thận,… không những làm tắc đường tiết niệu mà còn gây nên những tổn thương cho tế bào thận. Thận vừa bị ứ đọng nước tiểu, vừa bị tổn thương sẽ dẫn đến viêm nhiễm, mất chức năng của tế bào thận.

Một số loại thuốc gây tổn thương thận

Một số loại thuốc khi dùng dài ngày để điều trị các bệnh mãn tính khác có thể gây tổn thương, làm suy giảm chức năng của thận như: thuốc kháng viêm, một số thuốc kháng sinh, thuốc kháng lao, hóa chất điều trị ung thư, thuốc cản quan,…

Ngoài ra, những chấn thương nặng, tuổi tác, giới tính và nhưng thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng là những nguyên nhân gây nên bệnh suy thận.

Việc phòng ngừa các nguyên nhân gây bệnh chính là phương pháp phòng tránh suy thận hiệu quả nhất.

2/ Một số cách phòng tránh suy thận

Có một số phương pháp phòng tránh các bệnh mãn tính gây nên bệnh suy thận để phòng tránh suy thận như sau:

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Việc ăn uống không điều độ là nguyên nhân gây nên các bệnh sỏi thận, tiểu đường, các vấn đề về tim mạch, cao huyết áp và rất nhiều bệnh khác là nguyên nhân của bệnh suy thận. Vì vậy cần phải ăn uống điều độ khoa học để phòng tránh các bệnh tác nhân của suy thận.
-          Giảm lượng đạm trong chế độ dinh dưỡng: việc đào thải quá nhiều đạm dư thừa sẽ gây tổn thương tế bào thận. Vậy nên chỉ nên ăn đủ lượng đạm cần thiết để phòng tránh suy thận.
-          Giảm ăn các chất béo chứa nhiều cholesterol. Cholesterol không chỉ gây ra các vấn đề cho im mạch mà còn gây nên bệnh sỏi thận, là nguyên nhân gây ra bệnh suy thận.
-          Ăn ít muối đi: ăn mặn cũng là nguyên nhân gây  sỏi thận, vậy nên muốn phòng chống suy thận cũng cần phải hạn chế ăn mặn.
-          Hạn chế ăn đường tổng hợp: đây la nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường, là lý do phổ biến nhất gây bệnh suy thận.
-          Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi: chất xơ và vitamin trong rau xanh hỗ trợ chức năng của thận rất tốt
-          Ngoài ra cũng cần lưu ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm hỗ trợ tốt chức năng của thận.

Tránh xa các chất kích thích

Các chất kích thích trong bia, rượu, thuốc lá, cà phê, trà,… không chỉ là các tác nhân gây suy giảm chức năng của thận mà còn gây rất nhiều bệnh khác là nguyên nhân của suy thận như sỏi thận, gan nhiễm mỡ,…

Uống đủ nước

Uống đủ lượng nước cơ thể cần hàng ngày chính là phương pháp phòng chống sỏi thận – nguyên nhân gây suy thận hiệu quả.

Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao

Tăng cường rèn luyện thận thể, nâng cao sức đề kháng chính là cách bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật hữu hiệu nhất.

Trên đây là một số chia sẻ về cách phòng tránh suy thận, hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe thật tốt.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Cảnh báo mức độ nguy hiểm của hội chứng suy thận mạn

Hội thận suy thận mạn là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với những diễn biến rất phức tạp. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tử vong.

Bạn đọc quan tâm: Suy thận cấp 3 có nguy hiểm đến tính mạng không

Hội chứng suy thận mạn là gì? 

Hội chứng suy thận mạn là tình trạng mức lọc cầu thận giảm thường xuyên, liên quan đến việc giảm sút về số lượng nephron chức năng. Đây là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mãn tính qua một thời gian dài gây ra nhiều hậu quả khó lường.


Những dấu hiệu thường gặp khi bị suy thận mạn

3.1. Triệu chứng toàn thân:

Nhìn chung, sức khoẻ của bệnh nhân suy thận mãn tính suy sụp, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu kéo dài, tóc thưa dễ rụng, cơ chân tay teo nhẽo, da khô và có thể nhiều vết xước do gãi, mặt mày phờ phạc, vô lực; thờ ơ lạnh nhạt với mọi công việc; tình trạng mệt mỏi kéo dài liên miên nếu không được điều trị.

3.2. Thiếu máu :


Thiếu máu là một triệu chứng lâm sàng rất thường gặp, tuy rằng đây không phải là triệu chứng đặc hiệu. Tình trạng thiếu máu phụ thuộc vào giai đoạn suy thận. Suy thận giai đoạn cuối có tỷ lệ thiếu máu 100%, dù thiếu máu không phải là triệu chứng đặc hiệu. Ở một bệnh nhân bị bệnh thận, xuất hiện triệu chứng thiếu máu thì nguyên nhân thiếu máu đầu tiên là do suy thận mãn tính và nhiều tác giả đã dựa vào dấu hiệu thiếu máu để phân độ suy thận mãn. Thiếu máu kết hợp với tăng huyết áp là hai triệu chứng lâm sàng có giá trị chẩn đoán suy thận. Cơ chế bệnh sinh của thiếu máu là do thiếu erythropoietin, do tủy xương bị ức chế và do đời sống hồng cầu giảm.

Bảng 8. Mối tương quan giữa thiếu máu và giai đoạn suy thận.
Giai đoạnSố lượng HC/mlHST g/lMức độ thiếu máu
I> 3,5 triệu90- 100Nhẹ
II2,5 - 3,170- 90Vừa
III2,0 - 2,560- 70Nặng
IV< 2 triệu< 60
    Thiếu máu sẽ gây nên những triệu chứng mệt mỏi, ù tai, chóng mặt, khả năng tư duy và tập trung kém, hay quên, một trạng thái âm u khó chịu, mất khả năng tình dục, chất lượng cuộc sống giảm sút rõ rệt. Nếu tình trạng thiếu kéo dài gây nên tình trạng khó thở, ngột ngạt, thiếu ôxy mãn tính. Thiếu máu mãn tính dẫn đến tăng lưu lượng tim, tăng gánh nặng cho tim gây suy tim. 

Số lượng tiểu cầu và hoạt động của tiểu cầu giảm là nguy cơ của rối loạn đông máu, xuất huyết do giảm tiểu cầu. Số lượng bạch cầu bình thường nhưng hoạt động của bạch cầu đa nhân trung tính, của đại thực bào và của các tế bào lympho đều giảm là nguy cơ của nhiễm khuẩn trong suy thận mãn tính. 

3.3. Triệu chứng về tim mạch:

      3.3.1. Tăng huyết áp (THA):

     Tăng huyết áp là biến chứng tim mạch hay gặp nhất, chiếm 90 - 95%. Suy thận mãn không có THA là rất hãn hữu. HA tăng cả tối đa lẫn tối thiểu và thường THA kịch phát. Theo nhiều công trình nghiên cứu, trên 80% suy thận mãn tính có tăng huyết áp, trong đó 20% tăng huyết áp kịch phát. 


Tăng huyết áp là biểu hiện thường gặp ở suy thận
Những trường hợp không tăng huyết áp thường gặp trong suy thận do viêm ống kẽ thận mãn tính, rối loạn chức năng tái hấp thu nước và điện giải, đái nhiều mất nước và điện giải. Điều trị THA trong suy thận mãn cực kỳ khó khăn cần phải phối hợp  hai đến ba loại thuốc khác nhóm. 

THA sẽ gây nên nguy cơ suy tim  trái cấp tính; phù nề, xuất huyết đáy mắt. Tổn thương đáy mắt một phần do THA, một phần tổn thương do tăng urê. Đột qụy não do tăng huyết áp thực chất là xuất huyết não gây ổ máu tụ hoặc xuất huyết não thất. Khác với THA do viêm cầu thận mãn tính, trong viêm cầu thận cấp tính, HA cũng có thể rất cao nhưng không bao giờ gây xuất huyết, phù nề võng mạc. THA là một yếu tố nguy cơ của suy thận, thúc đẩy quá trình tiến triển của suy thận. Vì vậy, khi có THA dù ở bất kỳ giai đoạn nào của suy thận cũng phải điều trị tích cực đưa HA trở về < 140/90 mmHg.

 3.3.2. Viêm màng ngoài tim:

      Viêm màng ngoài tim thường gặp ở giai đoạn cuối của suy thận. Viêm màng ngoài tim vô khuẩn do tác động của tăng urê máu. Urê máu được đào thải qua các thanh mạc gây hoạt hoá quá trình viêm. Ngoài ra, viêm màng ngoài tim có thể do nhiễm khuẩn. Tình trạng viêm màng ngoài tim sẽ trầm trọng thêm do sự lắng đọng phức canxi-phosphat ở màng ngoài tim, do sử dụng heparin trong chạy thận nhân tạo. Biểu hiện lâm sàng của viêm màng ngoài tim là tiếng cọ màng tim. 

Trước đây, người ta cho rằng tiếng cọ màng ngoài tim là tiếng kèn đưa ma của bệnh nhân suy thận mãn tính nhưng ngày nay tiên lượng đã thay đổi nhiều. Viêm màng ngoài tim biểu hiện bằng các triệu chứng đau vùng trước tim âm ỉ không thành cơn, có thể kèm theo cảm giác khó thở, ngột ngạt khó chịu. Viêm màng ngoài tim khô hoặc viêm màng ngoài tim xuất tiết dẫn đến tràn dịch màng ngoài tim, tràn máu màng ngoài tim. Tùy theo số lượng dịch màng ngoài tim mà biểu hiện lâm sàng khác nhau, mức độ chèn ép tim khác nhau, dầu sao vẫn phải đề phòng chèn ép tim cấp tính gây khó thở dữ dội, tim to, tĩnh mạch cổ nổi, tăng áp lực tĩnh mạch, có thể tử vong do trụy mạch.

       3.3.3. Suy tim: 

      Suy tim thường gặp trong hội chứng tăng urê máu mãn tính. Nguyên nhân và bệnh sinh của suy tim do tác động của các yếu tố sau:
      + Do rối loạn chuyển hoá:
     Tăng urê máu gây rối loạn chuyển hoá trong tế bào cơ tim, sự thiếu hụt năng lượng, tình trạng ứ nước nội bào, sự ứ trệ các sản phẩm của chuyển hoá dẫn đến giảm khả năng co bóp của cơ tim.
     + Do tăng huyết áp:
    Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân quan trọng của suy tim, thời gian đầu có phì dày đồng tâm  thất trái, cơ tim càng dày thì khả năng tưới máu càng kém, trương lực cơ tim, sức co bóp của cơ tim giảm dần, tim giãn to; tim mất khả năng cung cấp máu theo nhu cầu của cơ thể. Tăng HA kịch phát có thể dẫn đến hen tim-phù phổi, đe doạ tính mạng bệnh nhân và là một cấp cứu thường gặp ở bệnh nhân suy thận mãn tính.
    + Do thiếu máu:
    Thiếu máu trong suy thận mãn tính dẫn đến thiếu oxy do giảm huyết sắc tố, tim tăng cường hoạt động để đảm bảo nhu cầu ôxy cho cơ thể. Quá trình hoạt động bù trừ do tình trạng thiếu ôxy sẽ làm tăng tần số tim, tăng cung lượng tim, tăng khối lượng máu lưu hành. Sự hoạt động quá tải dẫn đến suy yếu cơ tim.      
      + Do viêm màng ngoài tim:  
      Viêm màng ngoài tim hạn chế độ giãn nở của tim, ứ máu ngoại vi, giảm khối lượng máu tâm trương, giảm cung lượng tim. 
      + Ngoài ra, suy tim còn do tăng lưu lượng tuần hoàn, do ứ muối. Hậu quả của suy tim là giảm trương lực, giảm khả năng co bóp, giảm cung lượng tim. 
      + Biểu hiện lâm sàng của suy tim ứ huyết (bệnh lý cơ tim thể giãn) với các triệu chứng: khó thở khi gắng sức, khó thở kịch phát về đêm. Khó thở ngày một tăng dần tùy theo mức độ suy tim, có thể suy tim cấp tính dẫn đến phù phổi cấp tính, bệnh nhân khó thở hết sức giữ dội, tím tái, toát mồ hôi, ho khạc ra bọt màu hồng. 
      3.3.4. Rối loạn nhịp:       Nhịp xoang nhanh, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhịp nhanh kịch phát thất nhưng nghiêm trọng nhất ở bệnh nhân suy thận mãn tính là ngừng tim do tăng kali máu. Đây là nguyên nhân của chết đột ngột, đột tử ở bệnh nhân suy thận mãn tính giai đoạn cuối. Không có dấu hiệu đặc trưng cho tăng kali máu, thường xuất hiện các dấu hiệu vu vơ như bứt rứt, khó chịu, kêu rên, vật vã, cáu gắt, khó thở nhẹ. Cần làm điện tim để kiểm tra kali máu. Hình ảnh điện tim của tăng kali máu là: sóng T cao nhọn cân đối, QT ngắn. Kali máu tăng là một cấp cứu nội khoa và cần chạy thận nhân tạo sớm để  ngăn ngừa chết đột ngột do tăng kali máu.

     3.4. Biểu hiện về tiêu hoá:

     Biểu hiện về tiêu hoá của suy thận mãn tính thời gian đầu tản mãn với các triệu chứng chán ăn, cảm giác không đói, sôi bụng. Suy thận mãn tính giai đọan III và IV thì các triệu chứng về tiêu hoá chiếm ưu thế.
     3.4.1. Nôn mửa :     Nôn mửa là triệu chứng nổi bật hàng đầu trong suy thận giai đoạn cuối, lúc đầu chỉ nôn sau khi ăn, sau đó là liên tục triền miên, nôn ra mật xanh mật vàng, nôn khan, không thể nào ăn uống được, bệnh nhân mệt lả, không thuốc nào cầm được nôn. Phương pháp duy nhất để cho bệnh nhân hết nôn là giảm urê máu bằng chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc.
3.4.2. Đi lỏng:       Đi lỏng ngày 5 - 6 lần, đi lỏng như tháo cống kèm theo đau quặn vùng bụng. Đây là phản ứng của hệ thống tiêu hoá trước thực trạng của tăng urê máu, là biện pháp đào thải urê ra khỏi cơ thể. Mặt khác, ruột bị kích thích bởi NH3 được tạo ra do hậu quả phân hủy urê của vi khuẩn đường ruột.
     3.4.3. Viêm loét hệ thống tiêu hoá:     - Viêm niêm mạc miệng, chảy máu chân răng, loét mép không há được miệng; môi khô, nứt môi rớm máu
     - Viêm tuyến nước bọt: hai tuyến nước bọt  mang tai sưng to.
     - Viêm loét thực quản gây cảm giác nóng rát và đau sau xương ức, nuốt vướng nghẹn. Những tổn thương ở đường tiêu hoá trên sẽ gây nên một cảm giác khó chịu ở vùng miệng,  ăn uống rất khó  khăn, thậm  chí không thể ăn được, không thể uống được.     
     - Viêm niêm mạc dạ dày-ruột: đau bụng, đau lâm râm ở vùng thượng vị không có chu kỳ rõ rệt, bệnh nhân kêu ca suốt ngày, hay đầy bụng, chướng hơi. Một số ít trường hợp xuất hiện cơn đau bụng cấp tính.
     -  Tăng tiết dịch  tiêu hoá:     
     . Tăng tiết dịch dạ dày-ruột.
     . Tăng tiết dịch tụy, dịch mật.
            . Tăng amylase máu. 
            . Tăng gastrin gây tổn thương ống tiêu hoá giống như hội chứng Zollinger-Ellison.
3.4.4. Xuất huyết tiêu hoá:       Xuất huyết đường tiêu hoá là một biến chứng hết sức nguy hiểm. Biểu hiện lâm sàng của xuất huyết tiêu hoá là nôn ra máu, ỉa phân đen và khắm; thiếu máu trầm trọng xuất hiện đột ngột; bệnh nhân đi vào hôn mê do tăng urê máu, do nhiễm  toan.

3.5. Triệu chứng hô hấp:

      + Viêm màng phổi với biểu hiện đau ngực và có tiếng cọ màng phổi (viêm màng phổi khô). Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm màng phổi xuất tiết gây tràn dịch màng phổi, tràn máu màng phổi. Biểu hiện lâm sàng của tràn dịch màng phổi với các triệu chứng: khó thở, đau ngực và hội chứng 3 giảm ở nền phổi và thường là nền phổi phải.
     + Viêm  xuất tiết các phế nang: 
     Viêm xuất tiết phế nang dẫn đến tình trạng phù phổi cấp không có rối loạn huyết động, không liên quan đến tăng áp lực động mạch phổi, không có dấu hiệu suy tim và cũng là nguyên nhân tử vong của suy thận mãn tính.
      + Tình trạng bội nhiễm ở phổi: 
      Phổi là cửa ngõ quan trọng của cơ thể với môi trường xung quanh. Với một cơ địa kém, sức đề kháng suy giảm, hệ thống bảo vệ dọc theo khí-phế quản giảm hoạt động, đó là những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn đường hô hấp hoạt động gây viêm phế quản hoặc viêm phổi, áp xe phổi ổ nhỏ mà nhiều lúc cơ thể mất phản ứng, không sốt.
      + Trạng thái thiếu ôxy mãn tính:
      Thường xuyên có cảm giác ngột ngạt, mệt mỏi. Phân áp ôxy máu thường xuyên giảm nhưng thông khí phổi bình thường. Bệnh sinh của thiếu ôxy là do phù nề tổ chức kẽ của phổi, giảm khả năng hấp thu ôxy ở phổi. Suy thận mãn tính giai đoạn cuối thường xuất hiện ngừng hô hấp đột ngột dẫn đến tử vong.

3.6. Triệu chứng tâm-thần kinh: 

      Những biểu hiện của tâm-thần kinh liên quan đến sự suy giảm hoạt động của tế bào não. Triệu chứng thường gặp là sự giảm sút về trí não, khả năng tư duy kém, độ tập trung kém, không quan tâm hồ hởi bất kỳ một công việc gì, rối loạn tâm thần, nói lảm nhảm; nặng hơn nữa là trạng thái u ám, cáu gắt vô duyên cớ, ngủ gà, ngủ ngáy to, thở chậm và sâu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê do nhiễm toan chuyển hoá, mất ý thức trong trạng thái hoảng loạn la hét, chửi bới, run giật các sợi cơ, co giật, co cứng do giảm canxi máu, co giật cục bộ, nhịp thở Kussmaul, hơi thở khai, đồng tử co nhỏ, đái ỉa không tự chủ, trụy mạch và tử vong. 
      Ngoài những tổn thương hệ thống thần kinh trung ương, có thể xuất hiện tình trạng viêm đa dây thần kinh ngoại vi, giảm phản xạ gân xương, giảm cảm giác và có thể liệt hai chi dưới, bàn chân thuổng, đau nhức vùng cẳng chân và bàn chân không rõ căn nguyên, có khi đau dữ dội làm bệnh nhân kêu la, vật vã. Một số trường hợp có tai biến mạch máu não (xuất huyết não) liệt 1/2 người.

3.7. Rối loạn đông máu, chảy máu :

     - Xuất huyết dưới da rất hay gặp, nhất là xuất huyết chỗ tiêm lan rộng thâm tím từng mảng.
     - Xuất huyết niêm mạc miệng, chân răng, máu chảy rỉ rả cả ngày, môi se rớm máu.
     - Xuất huyết nội tạng :
      . Xuất huyết tiêu hoá.
      . Tràn máu màng tim.
      . Tràn máu màng phổi.
      . Xuất huyết võng mạc.
      . Xuất huyết não. 
      Cơ chế xuất huyết là do giảm tiểu cầu, giảm antiprothrombin, sức bền thành mạch giảm và có thể xuất hiện tình trạng đông máu rãi rác trong lòng mạch ở nhiều cơ quan nội tạng.

3.8. Biểu hiện xương khớp và nội tiết:

      - Viêm khớp do tăng axit uric máu (Gút thứ phát) hoặc viêm khớp do lắng đọng b2 microglobulin. Sự tích tụ b2 microglobulin trong khớp và nội tạng hình thành amylodosis. Amyloidosis do lắng đọng b2 microglobulin thường gặp ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối được lọc máu chu kỳ.
     -  Thưa xương, dẫn đến gãy xương tự phát, thường gặp gãy xương sườn, xẹp đốt sống. Một số trường hợp hoại tử cổ xương đùi vô khuẩn.
     - Vôi hoá gân cơ quanh khớp, co rút gân cơ, hạn chế cử động khớp. Đau nhức xương do nhuyễn xương, thưa xương và do viêm xơ xương phá hủy (viêm xương xơ nang). Khoảng 10% tổn thương xương biểu hiện trên lâm sàng, 40 - 90% có biểu hiện trên X quang và trên sinh thiết xương. 
       Các rối loạn về xương là do cường chức năng cận giáp, giảm 1,25 dihydroxy vitamin D3, tăng phosphat máu, giảm canxi máu, kết hợp với tình trạng nhiễm độc nhôm hoặc sắt. Sự tăng phosphat và tăng huy động canxi từ tổ chức xương vào máu, tạo nên phức hợp canxi-phosphat lắng đọng trong cơ quan gây nên vôi hoá, xơ cứng mạch máu ở nội tạng, dưới da và gân cơ.
     -  Suy giảm chức năng sinh dục do giảm hormon sinh dục nam và sinh dục nữ; vô kinh đối với phụ nữ, liệt dương bất lực đối với nam giới. Ngoài ra có thể suy giảm chức năng của một số tuyến nội tiết khác.

3.9. Các biến đổi sinh học:

     Mặc dù triệu chứng lâm sàng của suy thận mãn tính rất đa dạng phong phú nhưng để chẩn đoán chắc chắn là suy thận mãn tính và hội chứng tăng urê máu thì phải dựa vào các dấu hiệu về sinh học:
      3.9.1. Giảm mức lọc cầu thận (MLCT):      + MLCT bình thường là 120ml/phút. Giảm mức lọc cầu thận liên quan chặt chẽ tới tình trạng giảm số lượng nephron nguyên vẹn. Số lượng nephron giảm tỉ lệ thuận với giảm mức lọc cầu thận.
     + Tăng urê, creatinin: 
      Song song với giảm MLCT, creatinin và urê máu tăng cao:  
      -  Urê tăng từ 8 mmol/lít đến 30 - 40mmol/lít; urê máu tăng vừa phải, không tăng cao như trong suy thận cấp tính.
      - Tăng axit uric máu là sản phẩm chuyển hoá của bazơ purin. Axit uric tăng trên 500mmol/lít. Một số trường hợp suy thân mãn tính xuất hiện Gút thứ phát, sưng đau nhiều khớp.
      - Creatinin máu tăng từ 130 mmol/lít đến 1200 - 2500 mmol/lít. Trong suy thận mãn tính, tăng creatinin chiếm  ưu thế và liên quan chặt chẽ với tình trạng suy thận mãn tính. 
    3.9.2. Rối loạn chức năng cô đặc, pha loãng:     -  Giai đoạn I :
     Khả năng cô đặc giảm, khả năng pha loãng vẫn còn. Khối lượng nước tiểu nhiều đa niệu, tỷ trọng giảm. Tỷ trọng nước tiểu lúc cao nhất có thể 1,020; tỷ trọng lúc thấp nhất 1,007.
     -  Giai đoạn II :
     Đồng tỷ trọng, mất khả năng cô đặc lẫn khả năng pha loãng. Số lượng nước tiểu giảm hơn bình thường. Tỷ trọng nước tiểu lúc cao nhất không vượt quá 1,018 và lúc thấp nhất không dưới 1,008. Hiện nay, người ta ít sử dụng chmaxnc năng cô đặc và pha loãng trong nội khoa để đánh giá chức năng thận trong suy thận mãn nhưng vẫn sử dụng trong suy thận cấp, sau phẫu thuật thận-tiết niệu, sau ghép thận.
     3.9.3. Rối loạn điện giải:     -  Tăng K+ máu xuất hiện khi có thiểu niệu, nhiễm toan chuyển hoá.
     -  Nhiễn toan chuyển hoá: pH máu giảm, dự trữ kiềm giảm.
     -  Tăng P04---, tăng Mg++.
     -  Giảm Ca++ máu là nguyên nhân gây co giật, thường xảy ra ở bệnh suy thận được truyền dung dịch nabica làm giảm canxi ion hoá. Tăng phosphat, tăng canxi máu là yếu tố nguy cơ của bệnh lý xương khớp.-  Na+, Cl- ngoại bào (giảm chiếm ưu thế).
3.9.4. Giảm  kích thước thận:

      4. Tiến triển của suy thậm mãn tính.

      Triệu chứng của suy thận mãn tính đa dạng, phong phú nhưng khi chẩn đoán chỉ dựa vào hai tiêu chuẩn chủ yếu: mức lọc cầu thận (MLCT) giảm và creatinin tăng. Nguyên nhân suy thận mãn tính ở người trẻ là viêm cầu thận mãn; ở người già bị suy thận mãn chủ yếu là do đái đường và bệnh lý động mạch máu thận. Dựa vào creatinin và MLCT, người ta chia suy thận mãn làm 4 giai đoạn: 
Bảng 9. Các giai đoạn suy thận dựa trên mức lọc cầu thận và creatinin máu.
Các giai đoạn của
STMT
Creatinin mmol/lítMLCT ml/phút
 Giai đoạn  I                    <13060 - 41
 Giai đoạn  II130 - 29940 - 21
 Giai đoạn  IIIa
 Giai đoạn  IIIb
 Giai đoạn IV
300 - 499
500 - 900
> 900
20 - 11
10 - 5
< 5
* Nguyên nhân tử vong của suy thận:
+ Tăng huyết áp:
Tăng huyết áp kịch phát, huyết áp tối đa vượt quá 220 mmHg, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, phù phổi cấp tính dẫn đến tử vong.
+ Tai biến mạch máu não:
Nguyên nhân chủ yếu của tai biến mạch máu não:
-  Do tăng huyết áp.
- Do hội chứng tan máu-tăng urê máu (HUS: hemolytic uremic syndrome).      
- Xuất huyết do giảm tiểu cầu (TTP: thrombotic thrombocytopenic purpura).
+ Nhồi máu cơ tim xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi, dẫn đến sốc tim, rối loạn nhịp: nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhịp nhanh kịch phát thất, rung thất; rối loạn dẫn truyền: blốc nhĩ-thất độ II gây hội chứng Adam-Stoke, suy tim cấp tính, phù phổi.
    + Suy tim mãn tính không hồi phục từ độ I đến độ IV.
    + Xuất huyết tiêu hoá: đi ngoài ra máu, nôn ra máu, huyết áp tụt, tăng urê máu, tăng creatinin máu. Suy thận cấp tính do lưu lượng máu đến thận giảm kết hợp với tăng urê máu ngoài thận xảy ra trên nền suy thận mãn tính, bệnh nhân đi vào hôn mê và tử vong.
    +  Nhiễm khuẩn.
    +  Tăng kali máu.
    +  Nhiễm toan chuyển hoá: hôn mê sâu, rối loạn nhịp thở, suy hô hấp, suy tuần hoàn  và tử vong.
    + Tràn máu màng tim thường xuất hiện trên tình trạng viêm màng ngoài tim từ trước, ở bệnh nhân bị rối loạn đông máu hoặc do dùng heparin đường toàn thân trong quá trình chạy thận nhân tạo.
    Ngày nay, tiên lượng của bệnh nhân suy thận mãn tính đã được cải thiện đáng kể, đời sống bệnh nhân được kéo dài trong nhiều năm bằng phương pháp điều trị thay thế:
      - Chạy thận nhân tạo chu kỳ.
      - Thẩm phân phúc mạc:
      . Thẩm phân phúc mạc liên tục.
      . Thẩm phân phúc mạc chu kỳ.
      . Thẩm phân phúc mạc gián cách trong đêm.
      - Ghép thận.

Mức độ nguy hiểm của căn bệnh suy thận mạn 

Thận là cơ quan nắm giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể con người do đó khi thận bị tổn thương, đặc biệt là suy thận mạn (có thể coi là giai đoạn cuối của các bệnh lý ở thận) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Đặc biệt hội chứng suy thận mạn sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

Rối loạn về nội tiết 

Rối loạn về chuyển hóa: Rối loạn lipid máu, kháng Isulin, rối loạn dinh dưỡng.
Các vấn đề về tim mạch: Có tới 50-80% số lượng bệnh nhân suy thận mạn mắc phải những biến chứng tim mạch điển hình như: tăng huyết áp, cơ tim do urê máu cao, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim, viêm màng ngoài tim, bệnh lý về van tim...

Rối loạn cân bằng nước, kiềm toan và điện giải. 

Thay đổi về huyết học: Gây ra tình trạng thiếu máu, rối loạn đông máu
Vấn đề về tiêu hóa: Người bệnh luôn cảm thấy chán ăn, buồn nôn, thậm chí là xuất huyết tiêu hóa.
Gây ra những biến chứng ở phổi như: Tràn dịch màng phổi, phù phổi, viêm phổi.
Suy thận mạn có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Cách điều trị hội chứng suy thận mạn 


Hội chứng suy thận mạn được chia làm 4 giai đoạn: Suy thận giai đoạn I, II,III và IV. Mỗi giai đoạn sẽ có phương pháp điều trị khác nhau để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Những người bị suy thận độ I, II và IIIA phương pháp điều trị phù hợp là điều trị bảo tồn. để giữ được chức năng thận trong thời gian dài nhất có thể.
Ngoài ra đối với những bệnh nhân mắc suy thận giai đoạn đầu có thể sử dụng thuốc Đông y hoặc Tây y để ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

Khi mắc suy thận giai đoạn IIIB và IV, người bệnh phải lọc máu, chạy thận, thậm chí là ghép thận mới có hy vọng duy trì sự sống. Tuy nhiên chi phí điều trị bệnh rất cao và không phải ai cũng đủ khả năng chi trả tiền điều trị.

Cách phòng bệnh suy thận mạn  

Suy thận mạn là một căn bệnh hết sức nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh và việc điều trị bệnh vẫn còn rất nhiều khó khăn nhất là khi bệnh đã sang giai đoạn IV.
Chính bởi mọi người cần biết cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. Vậy phòng hội chứng suy thận mạn bằng cách nào?

  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.
  • Tránh để tình trạng thừa cân, béo phì
  • Cắt giảm lượng muối trong thức ăn, chỉ nên dùng 5-6gr muối mỗi ngày
  • Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày
  • Tránh xa các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá…
  • Không tự ý dùng thuốc trong 1 thời gian dài khi chưa có chỉ định của bác sỹ, nhất là thuốc kháng viêm không Steroid như Ibuprofen…
  • Những bệnh nhân mắc các bệnh lý ở thận như: sỏi thận, viêm cầu thận, viêm bể thận… cần phải điều trị kịp thời, đúng cách tránh để bệnh ngày một nặng có thể gây suy giảm chức năng thận. 
  • Phòng bệnh đái tháo đường và cao huyết áp, bởi các căn bệnh này gây ra hơn 60% các trường hợp mắc hội chứng suy thận mạn.