Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

Bệnh sỏi thận có triệu chứng gì? Cách điều trị và phòng tránh

Bệnh sỏi thận có triệu chứng gì đặc trưng? Bệnh sỏi thận nếu được phát hiện sớm có thể tránh được những biến chứng gây nguy hiểm với sức khỏe. Chính vì vậy việc nhận biết những dấu hiệu của bệnh sỏi thận là vô cùng quan trọng.

Bạn đọc tham khảo thêm:


Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là tình trạng lắng đọng những chất lẽ ra có thể hỏa tan trong nước tiểu tạo thành kết tủa lâu ngày tạo thành sỏi trong thận. Tùy thuộc vào vị trí, thời gian hình thành mà sỏi có kích thước khác nhau, có thể rất nhở hoặc có thể lên tới vài cm.



Sỏi có thể hình thành và di chuyển  đến cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu. Từ đó gọi là sỏi thận, sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang.

Bệnh sỏi thận có triệu chứng gì?

Bệnh sỏi thận có những triệu chứng gì là thắc mắc của rất nhiều người đọc. Quá trình hình thành sỏi không có dấu hiệu rõ rệt nên người bệnh dễ chủ quan và không nghĩ mình có bệnh. Người bệnh chỉ phát hiện ra bệnh khi sỏi gây đau đớn, hoặc đi tiêu ra máu.

Bệnh sỏi thận là căn bệnh phổ biến thường gặp ở Việt Nam có nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt, thói quen uống nước quá ít, quá nhiều cùng một lúc, thới quen uống nhiều, uống nhiều sữa bổ sung canxi,….

Để có thể chữa trị kịp thời, tránh được những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để khám khi phát hiện một trong số các triệu chứng, dấu hiệu sau đây:

Đau lưng, đau mạn sườn


Đau lưng, đau mạn sườn là dấu hiệu chung với những người bị bệnh sỏi thận. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau ở mạn sườn và lưng, ngay dưới xương sườn vị trí của thận. Người bệnh sẽ cảm nhận mức độ các cơn đau: có thể đau nhẹ hoặc đau nhói tùy thuộc vào thời điểm phát hiện. Riêng đối với các bệnh nhân nam, ngươi bệnh có thể bị đau ở tinh hoàn hoặc đau ở bìu.

Nước tiểu mùi hôi, tiểu ra máu

Bệnh nhân khi bị sỏi thận thường xuất hiện tình trạng có nước tiểu đục, đặc biệt, nước tiểu có mùi hôi. ở một số trường hợp, bệnh nhân sỏi thận còn xảy ra tình trạng tiểu ra máu. Nước tiểu có màu đỏ mắt thường có thể nhìn thấy.

Tiểu nhiều, tiểu buốt

Đi tiểu nhiều, tiểu buốt là dấu hiệu thường gặp nhất đối với các bệnh nhân bị sỏi thận. Nguyên nhân dẫn đến tiểu buốt đó là do sỏi di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo.

Buồn nôn và nôn

Người bị bệnh sỏi thận có thể gặp một số triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn mửa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sỏi gây ra các cơn đau quá sức, nôn là cách duy nhất để thải các chất độc ra ngoài cơ thể khi thận bị tôn thương không còn khả năng bài tiết các chất cạn bã.

Đau khi ngồi lâu

Sỏi thận với kích thước lớn sẽ gây áp lực đến các cơ quan nội tạng khác khiến người bệnh bị đau và khó có thể ngồi hay nawmg im một tư thế trong thời gian dài.

 Sưng bụng

Bụng bị sưng, khu vực hang bị sưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn bị sỏi thân. Người bệnh nên chú ý để phát hiện bệnh.

Sốt

Người bệnh bị sốt cao, rét run kèm theo các triệu chứng như đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ. Đó là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.

Cách điều trị bệnh sỏi thận

Việc điều trị bệnh sỏi thận như nào phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của sỏi. Đối với những sỏi có kích thước nhỏ, người bệnh có thể thải ra ngoài bằng cách uống nhiều nước như nước râu ngô, một số bài thuốc nam. Ngoài ra, bệnh nhân có thể uống thuốc giãn cơ để niệu quản không bị co thắt gây đau.
Đối với các loại sỏi có kích thước lớn hơn, người bệnh có thể thể điều trị bằng cách mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi…\

Cách trị sỏi thận không cần mổ:

Cách phòng tránh bệnh sỏi thận

Để phòng tránh bệnh sỏi thận, mọi người có thể thực hiện những cách sau:
Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, ăn uống cân đối, ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
Uống nhiều nước (2 - 3 lít mỗi ngày) chia đều trong ngày.
Khi bị u xơ tiền liệt tuyến phải chữa trị ngay
Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, dùng nước sạch.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét