Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

Biến chứng của sỏi thận và cách điều trị bệnh an toàn

Biến chứng của sỏi thận nếu không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm với sức khỏe như: tắc đường tiểu, nhiễm trùng, suy thận, vỡ thận. Bệnh sỏi thận cần điều trị càng sớm càng tốt.

Bạn có thể quan tâm:


Bệnh sỏi thận là gì?

Bệnh sỏi thận là bệnh thường gặp phổ biến ở nước ta hiện nay. Bệnh này có tỷ lệ người mắc ngày càng cao và thông thường người bệnh chỉ phát hiện ra bệnh khi sỏi đã có kích thước lớn.

Độ tuổi mắc bệnh sỏi thận thông thường từ 20 đến 50 tuổi. Ở nữ giới, độ tuổi mắc bệnh thường trẻ hơn từ 20 đến 40 tuổi. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời, ngoài việc gây đau đớn cho bệnh nhân, nó còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe.

Độ tuổi mắc bệnh sỏi thận thông thường từ 20 đến 50 tuổi
Sỏi thận là tình trạng những chất có trong nước tiểu lắng đọng, tích tụ tạo kết tủa thành sỏi trong thận. Sỏi thận có kích thước khác nhau tùy thuộc vào thời gian phát hiện ra bệnh. Sỏi thận lớn có kích thước lên tới vài cm.

Bệnh sỏi thận có thể được biểu hiện thông qua một số triệu chứng như: Đau lưng, đau mạn sườn, tình trạng đi tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu mủ. Ngoài ra, người bị sỏi thận có thể bị sốt cao kèm rét run, buồn nôn, nôn mửa…

Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận

Phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh sỏi thận sẽ giúp người bệnh tìm hiểu được biến chứng của sỏi thận và cách chữa trị.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sỏi thận đó chính là tình trạng thiếu nước. Người bệnh uống quá ít nước khiến cơ thể bị thiếu nước, dẫn đến tình trạng thừa tinh thể trong nước tiểu.

Những tinh thể đó có thể là canxi, oxalate, axít uric, natri, cystine hay phốt pho tích tụ lâu ngày sẽ hình thành nên sỏi thận. Sỏi thận cũng có thể đào thải ra ngoài bằng đường tiểu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể ở trong thận, bàng quang hay niệu đạo.

Nguyên nhân tiếp theo gây bệnh sỏi thận đó là đường tiểu bị dị dạng, bị hẹp khiến nước tiểu bị tắc và tích tụ lại gây sỏi thận.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như người bệnh bị u xơ tuyến tiền liệt, u xơ bàng quang khiến nước tiểu bị giữ lại, lâu dần dẫn đến tình trạng kết tủa tạo thành sỏi.
Những người có chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận.

Biến chứng của sỏi thận

Biến chứng của sỏi thận có thể xảy ra đó là: Bệnh sỏi thận nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm như suy thận, suy tim, tắc đường tiểu, …

Tắc đường tiểu

Những viên sỏi nằm trong đường tiểu ở vị trí như: đài thận, bồn thận, bọng đái đều có thể di chuyển đến niệu quản hoặc niệu đạo gây tắc nghẽn. Khi đó, niệu đạo sẽ co bóp mạnh để đẩy sỏi ra ngoài khiến người bệnh cảm thấy đau. Người bệnh thường đau ở vùng mạn sườn, giữa xương sườn sau đó lan xuống hông và hang. Người bệnh có thể cảm thấy đau âm ỉ hoặc đau nhói.

Khó chịu đến từ bệnh sỏi thận gây ra
Không chỉ vậy, hiện tượng tắc nghẽn đường tiểu sẽ gây ra tình trạng ứ nước, tích nước ở thận. Nếu sỏi được đào thải ra ngoài thì tình trạng này sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, nếu không được đẩy ra ngoài, tình trạng ứ nước kéo dài, thận sẽ không có khả năng phục hồi, từ đó có thể dẫn đến tình trạng bí tiểu.

 Nhiễm trùng

Tình trạng sỏi nằm lâu ngày trong niệu quản hoặc niệu đạo, nơi các vi trùng tồn tại và phát triển sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Với một số trường hợp bị nhiễm trùng nhẹ, người bệnh cảm thấy bị tiểu rắt, đau lưng, tiểu ra máu. Trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể bị tiểu ra mủ, kèm theo sốt cao. Tình trạng này kết hợp cùng với hiện tượng tắc đường tiểu có thể gây ra biến chứng ứ mủ ở thận, thận bị hóa mủ. Việc điều trị bệnh sỏi thận ở giai đoạn này sẽ vô cùng khó khăn, tốn nhiều thời gian và khó điều trị dứt điểm.

Suy thận cấp và mãn tính

Bệnh sỏi thận nếu không được điều  trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng hai bên thận đều bị tắc khiến thận không thể bài tiết tạo nước tiểu, dẫn đến tình trạng không có nước tiểu. Tình trạng này nếu để lâu có thể dẫn đến suy thận gây tử vong.

Vỡ thận

Biến chứng nguy hiểm nhất khi bị sỏi thận đó là tình trạng vỡ thận. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp. Hiện tượng vỡ thận xảy ra khi thận bị ứ nước to, vách thận mỏng.

Cách điều trị bệnh sỏi thận

Cách điều trị bệnh sỏi thận như nào sẽ phụ thuộc vào thời điểm phát hiện ra bệnh và kích thước của sỏi thận. Nếu sỏi thận có kích thước nhỏ, người bệnh có thể tự điều trị bằng cách uống nhiều nước, thuốc lợi tiểu giúp sỏi có thể thải ra ngoài qua đường tiểu.

Đối với bệnh nhân bị sỏi thận có kích thước lớn, các bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp như: Soi niệu quản, tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung, phẫu thuật lấy sỏi thận qua da.

Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân bị sỏi thận đó là thường xuyên thăm khám, phát hiện sớm bệnh để điều trị. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp người bệnh tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe. Đồng thời việc chữa trị bệnh sẽ nhanh chóng, dứt điểm và đặc biệt phục hồi chức năng thận là rất quan trọng.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét