Chúng ta đều biết trầu bà là một loại cây cảnh giúp làm sạch không khí vô cùng hiệu qủa nhưng lại ít ai biết công dụng trị bệnh sỏi thận tuyệt vời của lá trầu bà. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem lá trầu bà trị sỏi thận như thế nào nhé!
Bạn đọc có thể quan tâm:
- Biến chứng sỏi thận và cách điều trị an toàn
- Chữa sỏi thận bằng bài thuốc nam hiệu quả
- Người bị sỏi thận nên uống gì?
1/ Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
Để điều trị bệnh hiệu quả, triệt để thì phải điều trị từ căn nguyên của bệnh. Vì vậy nếu muốn trị bệnh sỏi thận dứt điểm thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu thật kĩ nguyên nhân gây bệnh các bạn nhé!Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến hiện nay khiến lượng bệnh nhân của bệnh sỏi thận ngày một gia tăng và có xu hướng trẻ hóa:
![]() |
Bện sỏi thận gây đau buốt thắt lưng |
Sinh hoạt không điều độ:
Việc ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ như: bỏ bữa sáng, thức khuya,… gây ra các rối loạn trong chuyển hóa khiến nồng độ một số chất tăng cao hơn bình thường, không đào thải hết, hình thành sỏi.Chế độ dinh dưỡng không hợp lý:
Ăn quá nhiều chất béo giàu cholesterol, thừa canxi, protein, các chất gây tiết nhiều axit uric và các chất kích thích như thuốc lá, rượu, cà phê, đồ ăn nhanh,… cũng là nguyên nhân của việc hình thành sỏi thận.Uống ít nước:
Việc cung cấp không đủ lượng nước mà cơ thể cần làm giảm hoạt động của hệ tiết niệu, khiến nước tiểu tích tụ lâu trong cơ thể, trở nên đậm đặc, làm hàm lượng các chất lắng đọng tăng lên, tạo thành sỏi.Lười vận động:
Hoạt động ít làm suy giảm các quá trình trao đổi chất.Các hệ cơ quan bị suy giảm hoạt động: hấp thụ và bài tiết kém gây nên các rối loạn trong chuyển hóa.
Viêm nhiễm hệ tiết niệu: viêm nhiễm hệ tiết niệu và cơ quan sinh dục do vệ sinh kém hoặc do tồn thương là nguyên nhân gây nên các bệnh lý về đường tiết niệu và sỏi thận.
Các bệnh lý về đường tiết niệu: làm suy giảm chức năng bài tiết của hệ tiết niệu, khiến nước tiểu không được đào thải hết, tích tụ lại tạo thành sỏi.
Một số yêu tố di truyền: ví dụ như hàm lượng cystin trong nước tiểu cao hơn bình thường cũng là nguyên nhân của bệnh sỏi thận.
2/ Lá trầu bà trị sỏi thận như thế nào?
Trong lá trầu bà có nhiều hoạt chất giúp sát trùng, kháng khuẩn, tiêu sưng, tiêu viêm, giảm đau, làm giảm hiệu quả những cơn đau do bệnh sỏi thận gây ra.Ngoài ra, lá trầu bà còn có khả năng điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, giải trừ bớt độc tố nên có công dụng bào mòn sỏi thận vô cùng hiệu quả.
Không chỉ được sử dụng để điều trị bệnh sỏi thận mà với khả năng trị mụn và cung cấp độ ẩm cho da, lá trầu bà còn là thần dược trong làm đẹp.
3/ Phương pháp sử dụng lá trầu bà trị sỏi thận
Nếu sau khi đi kiểm tra thấy viên sỏi đã bị đánh tan dần thì bạn có thể tiếp tục sử dụng một lộ trình thuốc như vậy nữa để ngăn chặn việc hình thành sỏi mới, gây tái phát bệnh.
4/ Lưu ý khi dùng lá trầu bà trị sỏi trị sỏi thận
Mỗi ngày không nên sử dụng quá nhiều lá trầu bà bởi trong lá trầu bà có chứa độc tố, dễ gây tình trạng buồn nôn, tiêu chảy cho bệnh nhân.Khi dùng lá trầu bà trị sỏi thận mà bị các cơn đau quặn thắt thì có thể là do viên sỏi đang di chuyển qua đường tiết niệu ra ngoài cơ thể. Lúc này bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra vì nếu kích thước viên sỏi quá lớn sẽ không tự đào thải ra ngoài được mà cần mổ để lấy ra ngay.
Khi sử dụng phương pháp dùng lá trầu bà trị sỏi thận cần kiên trì và phải kết hợp với các biện pháp phòng tránh bệnh tái phát như:
- Uống đủ nước.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn ít các thực phẩm chứ nhiều chất béo, protein, purine, oxalate, các thực phẩm tăng tiết axit uric,… và bổ sung thêm nhiều thực phẩm giúp làm tan sỏi thận như đu đủ, dứa, rau ngổ, rau mùi tàu, sung,…
- Giảm lượng muối sử dụng
- Tránh xa các chất kích thích
- Nghỉ ngơi và ăn uống điều độ.
- Tăng cường các hoạt động rèn luyện thể chất
Trên đây là phương pháp sử dụng lá trầu bà trị sỏi thận được lưu truyền phổ biến trong dân gian từ bao đời nay. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh. Chúc các bạn sớm khỏi bệnh và có một sức khỏe thật tốt!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét